Cơn sốt vàng chưa từng hạ nhiệt

(Baonghean.vn) - Cơn sốt vàng là cụm từ được sử dụng để mô tả tình cảnh luồng lao động di chuyển ồ ạt tới khu vực được phát hiện có trữ lượng vàng lớn.

Hiện nay, trên thế giới có từ 10-30 triệu thợ đào vàng nhỏ lẻ, khoảng 100 triệu người trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào ngành nghề này. Những điểm nóng của các cơn sốt vàng bao gồm: Australia, New Zealand, Bắc Mỹ, Nam Phi, Nam Mỹ,…

Bên cạnh đó, Kenya cũng là cái tên nổi bật trong làng “khai thác vàng” vài năm qua. Hiện nay, dù nhiều công ty khai thác bản địa hay quốc tế hoạt động ở miền Tây nước này đã được cấp phép “săn vàng”, xét cho cùng ngành công nghiệp khai thác vàng tại đây còn non trẻ và các khu vực có trữ lượng lớn ở Tây Kenya phần lớn vẫn chưa được khai thác.

Nguồn lợi lớn là động lực thôi thúc hàng nghìn thợ mỏ nhỏ lẻ và thủ công tại quốc gia này dấn thân vào những hành trình săn vàng đầy nguy hiểm tại nơi tiềm năng trở thành quốc gia sản xuất vàng nhiều nhất châu Phi.

Tại các mỏ khai thác, không khó để bắt gặp cảnh đàn ông, phụ nữ, thậm chí cả trẻ nhỏ cật lực lao động dưới điều kiện khắc nghiệt, không có biện pháp đảm bảo an toàn lao động, hứng chịu đủ rủi ro từ phơi nhiễm thủy ngân tới tử nạn khi sập hầm mỏ, chỉ để kiếm thêm 5 USD/ngày.

Một số hình ảnh tại các mỏ vàng ở Tây Kenya:

Thợ đào vàng chuẩn bị xuống hầm mỏ tại Osiri, huyện Migori, Tây Kenya. Tỷ lệ thất nghiệp cao buộc hàng nghìn người Kenya phải dấn thân vào những hành trình săn vàng nguy hiểm.
Thợ đào vàng chuẩn bị xuống hầm mỏ tại Osiri, huyện Migori, Tây Kenya. Tỷ lệ thất nghiệp cao buộc hàng nghìn người Kenya phải dấn thân vào những hành trình săn vàng nguy hiểm.
Lối vào “nơi làm việc” của thợ khai thác vàng chỉ là một khe hở nhỏ hẹp, dẫn động thông qua hệ thống ròng rọc thô sơ.
Lối vào “nơi làm việc” của thợ khai thác vàng chỉ là một khe hở nhỏ hẹp, dẫn động thông qua hệ thống ròng rọc thô sơ.
Nêm và thanh thép là công cụ lao động để phục vụ khai thác khoáng sản có chứa vàng. Trong ảnh: Người thợ làm việc ở độ sâu 30 m so với mặt đất tại một trong những điểm khai thác ở Macalder, huyện Migori, Tây Kenya hôm 29/2.
Nêm và thanh thép là công cụ lao động để phục vụ khai thác khoáng sản có chứa vàng. Trong ảnh: Người thợ làm việc ở độ sâu 30 m so với mặt đất tại một trong những điểm khai thác ở Macalder, huyện Migori, Tây Kenya hôm 29/2.
Phút nghỉ ngơi tranh thủ dưới lòng đất ở độ sâu 50 m. Người lao động không có các biện pháp bảo hộ lao động, điều kiện làm việc thô sơ, khắc nghiệt.
Phút nghỉ ngơi tranh thủ dưới lòng đất ở độ sâu 50 m. Người lao động không có các biện pháp bảo hộ, điều kiện làm việc khắc nghiệt, nguy hiểm.
Phụ nữ cũng phải lao động nặng nhọc tại khu mỏ. Trong ảnh: Một phụ nữ bê chiếc chậu chứa đầy quặng để đưa đến khu lọc rửa.
Phụ nữ cũng phải lao động nặng nhọc tại khu mỏ. Trong ảnh: Một phụ nữ bê chiếc chậu chứa đầy quặng để đưa đến khu lọc rửa.
Một phụ nữ khác xúc từng xẻng quặng vào các thùng rửa tự chế để tách kim loại quý tại mỏ Macalder, Tây Kenya.
Một phụ nữ khác xúc từng xẻng quặng vào các thùng rửa tự chế để tách kim loại quý tại mỏ Macalder, Tây Kenya.
Sau khi lắng rửa, người ta lại dùng thủy ngân để ngưng tụ các mẩu vàng nhỏ li ti trong chậu.
Sau khi lắng rửa, người ta lại dùng thủy ngân để ngưng tụ các mẩu vàng nhỏ li ti trong chậu.
Thành quả cuối cùng. Một tay kinh doanh vàng “khoe” mẩu vàng thô nặng chừng 1 gam được bán với giá 31 USD trong cửa hàng tại Migori, Tây Kenya.
Thành quả cuối cùng - Một tay kinh doanh vàng “khoe” mẩu vàng thô nặng chừng 1 gam được bán với giá 31 USD trong cửa hàng tại Migori, Tây Kenya.

Phú Bình

(Theo ENCA)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới