Công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Chiều 3/6, tại TP. Vinh (Nghệ An), Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hội thảo về Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; Nguyễn Hồng Lĩnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Toàn cảnh Hội nghị công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hội thảo về Quy hoạch không gian biển quốc gia. Ảnh: Phạm Bằng

Toàn cảnh Hội nghị công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hội thảo về Quy hoạch không gian biển quốc gia. Ảnh: Phạm Bằng

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết số 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định, Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn.

Các đồng chí: Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chủ trì hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Các đồng chí: Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chủ trì hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển;... phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

Tại hội nghị, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã Công bố chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng chí Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Đồng chí Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Mục tiêu cụ thể của chiến lược đến năm 2030, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển, nhất là các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực theo thứ tự ưu tiên.

Ô nhiễm môi trường biển được kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu. Đến năm 2030, ở các đô thị ven biển, 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái.

Quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo, tăng diện tích các khu bảo tồn biển, khu vực biển, ven biển được bảo tồn đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; Ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bà Ramla Khalidi - Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong công tác khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Ảnh: Phạm Bằng

Bà Ramla Khalidi - Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong công tác khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Ảnh: Phạm Bằng

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Nghệ An có đường bờ biển dài 82km, với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển.

Dọc bờ biển Nghệ An có 3.500 ha diện tích mặt nước lợ sử dụng cho việc nuôi trồng thủy sản. Phát triển kinh tế biển không những tạo động lực cho kinh tế Nghệ An phát triển, mà còn góp phần củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển của Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An đã dành sự quan tâm đặc biệt, tập trung chỉ đạo trong khai thác và phát triển kinh tế biển. Trong đó, nòng cốt là các hoạt động du lịch, dịch vụ biển, hoạt động phát triển cảng biển và công nghiệp ven biển. Qua đó, từng bước đưa Nghệ An sớm trở thành một trong các trung tâm kinh tế biển mạnh của Bắc Trung Bộ, góp phần kết nối kinh tế biển khu vực, cả nước và thế giới.

Với chủ trương hướng mạnh ra biển, làm giàu từ biển, trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An tập trung nguồn lực đẩy nhanh tốc độ xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển của vùng Bắc Trung Bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; hình thành văn hoá biển, phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển.

Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển, đảo gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đẩy nhanh xây dựng, phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ logistics, khu đô thị, khu du lịch ven biển theo hướng tiếp cận mô hình sinh thái, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, góp phần đưa Nghệ An trở thành địa phương có kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững.

Nằm trong chương trình hội nghị, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình bày một số nội dung trong dự thảo Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Quy hoạch không gian biển quốc gia là quy hoạch đa ngành nhằm phân định, sắp xếp không gian biển hợp lý cho các ngành, lĩnh vực khác nhau trên cơ sở tích hợp các quy hoạch ngành liên quan đến biển. Từ đó, định hướng, thiết lập phương án sử dụng không gian biển và giải quyết các chồng lấn, mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển.

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Mục tiêu đến năm 2030 là bảo đảm việc quản lý, sử dụng hiệu quả không gian biển; tạo nền tảng cho việc đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển theo hướng tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển; phát triển văn hóa, xã hội, các giá trị tự nhiên, lịch sử.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế, bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích quốc gia trên biển, hải đảo; đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Tầm nhìn đến năm 2050, hoàn thiện việc phân bổ không gian biển nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả cao, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, hệ sinh thái biển và hải đảo, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được sử dụng hiệu quả, bảo đảm cân đối được yêu cầu về phát triển bền vững kinh tế biển, mục tiêu thiên niên kỷ về biển, văn hóa, quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó, quy hoạch bảo đảm cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên; đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hoàn thành mục tiêu Việt Nam là quốc gia giàu mạnh về biển.

Tin mới