Công ty Nhật Bản khảo sát, nghiên cứu nuôi tôm công nghệ cao tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Công nghệ IPS Nhật Bản dùng cho nuôi tôm là một quy trình khép kín được tổ chức thực hiện trong nhà. Trong 10 năm qua, chưa xảy ra dịch bệnh.
Sáng 1/11, đoàn công tác của Công ty NTC Intenational do ông MASAMI YASUNAKA - Giám đốc Hiệp hội ISPS Nhật Bản, Phó Chủ tịch Công ty NTC Intenational làm việc với UBND tỉnh nhân chuyến khảo sát thực tế, tìm hiểu khả năng đầu tư dự án nuôi tôm theo công nghệ IPS Nhật Bản tại Nghệ An. Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì đón tiếp đoàn.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Xuân Hoàng
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Xuân Hoàng
Trao đổi với đoàn, đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh khái quát một số thông tin về tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế của địa phương ổn định, cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển chiều hướng tốt.
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 70 dự án FDI, với tổng vốn 1,8 tỷ USD. mạng lưới giao thông của địa phương đồng bộ từ đường không, đường bộ, đường sắt...
Đặc biệt thời gian qua Nghệ An đã có hàng chục dự án của Nhật Bản đầu tư vào địa bàn. 
Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu tiềm năng đầu tư của Nghệ An với đoàn. Ảnh: Xuân Hoàng
Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu tiềm năng đầu tư của Nghệ An với đoàn. Ảnh: Xuân Hoàng
Nghệ An có tiềm năng nuôi tôm ven biển, tôm nước ngọt cũng như nuôi trồng thủy sản nói chung, với diện tích hơn 35.000 ha, trong đó có hơn 1.500 ha nuôi tôm ven biển. Những năm qua, Nghệ An đã ứng dụng các công nghệ cao trong nuôi tôm thương phẩm.
Bên cạnh đó, tỉnh có những chính sách khuyến khích người dân đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm. Đây là cơ hội để đoàn có hướng đầu tư vào nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhằm giúp địa phương tiếp tục ứng dụng công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản.
Ông MASMI YASUNAKA - Giám đốc Hiệp hội ISPS, Phó Chủ tịch Công ty NTC Intemational giới thiệu công nghệ nuôi tôm mới tại Nhật Bản. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông MASMI YASUNAKA - Giám đốc Hiệp hội ISPS, Phó Chủ tịch Công ty NTC Intemational giới thiệu công nghệ nuôi tôm mới tại Nhật Bản. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông MASAMI YASUNAKA - Giám đốc Hiệp hội ISPS Nhật bản, Phó Chủ tịch Công ty NTC Intemational cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của lãnh đạo tỉnh. Ông cho biết, lý do ông đến Nghệ An khảo sát đầu tư là ông đã được gặp Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Nghệ An.
Sau khi được giới thiệu về công nghệ nuôi tôm, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh mong muốn công ty sẽ giới thiệu và áp dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
IPS là công nghệ nuôi tôm theo quy trình khép kín được thực hiện trong nhà ở Nhật Bản. Trong 10 năm áp dụng công nghệ này, Nhật Bản chưa ghi nhận dịch bệnh xảy ra trên tôm.
Nuôi tôm công nghệ mới trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Ảnh tư liệu
Nuôi tôm công nghệ mới trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Ảnh tư liệu
Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và công ty đang nỗ lực để đưa công nghệ này áp dụng cho việc nuôi tôm ở Việt Nam. Vào tháng 12 năm nay Công ty sẽ tổ chức hội thảo công nghệ nuôi tôm này tại Vịnh Hạ Long. 
Tuy nhiên, đối với Nghệ An, đoàn sẽ tiếp tục nghiên cứu các yếu tố về môi trường, thời tiết... để áp dụng công nghệ nuôi tôm mới của Nhật Bản có hiệu quả tại Nghệ An.
Đồng thời, đoàn sẽ có đề xuất với Dự án JICA để có phương án đầu tư.
Thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn đoàn tiếp tục nghiên cứu để sớm áp dụng công nghệ nuôi tôm mới của Nhật bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trước đó, đoàn đã tham quan khảo sát 2 địa điểm nuôi tôm ở Diễn Châu và Quỳnh Lưu.

Tin mới