Cực nhọc và hiểm nguy của những tài xế xe ôm

(Baonghean.vn) – Trước sự phát triển của các phương tiện cá nhân và sự cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển khác như taxi, xe buýt, nghề xe ôm vốn đã vất vả nay càng cực nhọc hơn...

Ở thành phố Vinh có khoảng 800 – 1000 người làm nghề xe ôm. Họ tập trung chủ yếu ở các bến tàu xe, trạm dừng xe buýt, bệnh viện … và nhiều nơi khác.
Ở thành phố Vinh hiện nay ước tính có khoảng 800 – 1000 người làm nghề xe ôm. Họ tập trung chủ yếu ở các bến tàu xe, trạm dừng xe buýt, bệnh viện… 
Những người hoạt động ở các trạm dừng xe buýt, bến xe khách, ga tàu … phải cạnh tranh với taxi và những người cùng nghề với nhau gay gắt hơn những người hoạt động đầu ngõ, hẻm và các điểm lẻ khác..
Những người hoạt động ở các trạm dừng xe buýt, bến xe khách, ga tàu … phải cạnh tranh với taxi và những người cùng nghề với nhau gay gắt hơn những người hoạt động đầu ngõ, hẻm và các điểm lẻ khác.
Anh Nguyễn Văn Khánh, ở Nghi Vạn vào Vinh chạy xe ôm cho biết: ngày trước còn kiếm ăn được, nhưng mấy năm trở lại đây taxi phát triển mạnh, cộng thêm xe buýt đi đến được hầu hết các tuyến đường trong thành phố nên khách bây giờ cũng phập phù lắm.
Anh Nguyễn Văn Khánh, ở Nghi Vạn vào Vinh chạy xe ôm cho biết: "Ngày trước còn kiếm ăn được, nhưng mấy năm trở lại đây taxi phát triển mạnh, cộng thêm xe buýt đi đến được hầu hết các tuyến đường trong thành phố nên lượng khách hàng ngày giờ cũng phập phù lắm".
 
Để bắt được khách, nhiều
Để bắt được khách, nhiều "bác tài" xe ôm bất chấp nguy hiểm chạy ra cả lòng đường, đuổi theo các xe khách, xe buýt khi các phương tiện này chưa kịp dừng để tranh giành khách.
Việc tránh hai người cùng tranh một khách những bác chạy xe ôm “chấm khách” bằng cách xướng to đặc điểm người khách họ chấm lên: “ Áo đỏ áo đỏ nha”; “ đeo kính mang ba lô nầy” ….
Để tránh việc hai người cùng giành nhau một khách, những bác chạy xe ôm “chấm khách” bằng cách xướng to đặc điểm người khách họ chấm lên: “ Áo đỏ áo đỏ nha”; “ Đeo kính mang ba lô nầy”….
Khác với sự lộn xộn và khắc nhiệt ở bến xe, trạm dừng xe buýt, bác Hoàng Duy Xích (63 tuổi) ở ngã tư Nguyễn Đức Cảnh – Lê Hồng Phong để đón khách có vẻ đỡ hơn khi khách của bác tuy ít nhưng chủ yếu là khách quen.
Khác với sự lộn xộn và khắc nhiệt ở bến xe, trạm dừng xe buýt, công việc của bác Hoàng Duy Xích (63 tuổi) ở ngã tư Nguyễn Đức Cảnh – Lê Hồng Phong yên bình hơn khi khách của bác tuy ít nhưng chủ yếu là khách quen.
Những người sống bằng nghề xe ôm nhưng nhà ở xa thường nghỉ trưa tại chỗ để tiết kiệm xăng đi về. Khi vắng khách có người còn nhịn luôn cả ăn trưa gác chân lên xe ngủ.
Những người sống bằng nghề xe ôm nhưng nhà ở xa thường ăn, nghỉ trưa tại chỗ để tiết kiệm xăng đi về. Khi vắng khách, nhiều người gác chân lên xe ngủ trưa.
Nghề xe ôm tưởng đơn giản nhưng lại là một nghề khó, khổ nhiều rủi ro và nguy hiểm. Bất kể mưa nắng, cả ngày phải chầu chực ngoài đường bắt khách mà đồng tiền kiếm được cũng chẳng là bao, còn bị nhiều người coi thường.
Nghề xe ôm tưởng đơn giản nhưng lại là một nghề nhiều rủi ro và nguy hiểm. Nhiều vụ gây rối, gây thương tích vì cướp khách đã xảy ra. Việc cướp khách, giành khách, chèo kéo khách của những người làm nghề xe ôm cũng đang bị nhiều khách du lịch và người dân phản đối.

 Thành Cường

TIN LIÊN QUAN

Tin mới