Cuộc sống của nữ phu lò ngói Tân Kỳ

(Baonghean.vn)- Phía sau những tấm ngói, viên gạch Cừa Tân Kỳ nức tiếng gần xa là sự vất vả, gian truân của những phu gạch. Rất nhiều trong số họ là phụ nữ, phải làm những việc lẽ ra chỉ giành cho đàn ông.

Theo chân những người thợ ngói làm việc ở một lò gạch tại xã Nghĩa Hoàn, Tân Kỳ, chúng tôi đến lò ngói nằm gần một khu dân cư. Dưới những mái tranh tạm bợ, những người thợ đã bắt đầu công việc từ sớm để tránh cái nắng đầu hè khắc nghiệt của miền đất gió Lào. Ảnh: An Viên
Theo chân những người thợ ngói làm việc ở một lò gạch tại xã Nghĩa Hoàn, Tân Kỳ, chúng tôi đến lò ngói nằm gần một khu dân cư. Dưới những mái tranh tạm bợ, những người thợ đã bắt đầu công việc từ sớm để tránh cái nắng đầu hè khắc nghiệt của miền đất gió Lào. Ảnh: An Viên.
Vừa trộn than, chị Thoa (27 tuổi) cho biết, làm ngói ở đây cũng chia làm nhiều công đoạn. Có người chuyên đẩy ngói (vận chuyển ngói vào lò, trộn than, phơi ngói…); người lại chuyên vô lò (xếp ngói vào lò); chuyên hỏa lò (nung ngói); ra lò (vận chuyển ngói ra khỏi lò sau khi ngói chín) hay bốc ngói lên xe. Mỗi người đều phụ trách một việc riêng bởi có những công đoạn không phải ai cũng có thể làm được.
Vừa trộn than, chị Chân (27 tuổi) cho biết, làm ngói ở đây cũng chia làm nhiều công đoạn. Có người chuyên đẩy ngói (vận chuyển ngói vào lò, trộn than, phơi ngói…); người lại chuyên vô lò (xếp ngói vào lò); chuyên hỏa lò (nung ngói); ra lò (vận chuyển ngói ra khỏi lò sau khi ngói chín) hay bốc ngói lên xe. Mỗi người đều phụ trách một việc riêng bởi có những công đoạn không phải ai cũng có thể làm được. Ảnh: An Viên
Bắt đầu từ ra giêng, những người thợ lò ngói bắt đầu công việc của mình. Công nhân ở đây phần lớn là người trong xã nhưng cũng không có ít thợ đến từ Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Thanh Hóa… Trong cái mùi hăng hắc của dầu hỏa, tiếng ầm ầm của máy, một tốp công nhân đang đóng ngói thoăn thoắt. Theo như lời anh Hùng, thợ đóng gạch: “Bọn anh đóng gạch từ lúc 3 giờ sáng cho đến tận giờ. Điện đóm ở quê yếu lắm nên tranh thủ được lúc nào hay lúc đó”. Ảnh: An Viên
Công nhân ở đây phần lớn là người trong xã nhưng cũng không có ít thợ đến từ Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Thanh Hóa… Trong cái mùi hăng hắc của dầu hỏa, tiếng ầm ầm của máy, một tốp công nhân đang đóng ngói thoăn thoắt. Theo như lời anh Hùng, thợ đóng gạch: “Bọn anh đóng gạch từ lúc 3 giờ sáng cho đến tận giờ. Điện đóm ở quê yếu lắm nên tranh thủ được lúc nào hay lúc đó”. Ảnh: An Viên
Mỗi ngày, thợ gạch như anh Hùng đóng có lẽ lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn viên ngói. Những viên ngói sau khi đóng xong sẽ được đem đi phơi (tùy thời tiết) sao cho ngói khô trắng mới tiếp tục đưa vào lò xông rồi hỏa.
Mỗi ngày, thợ gạch như anh Hùng đóng có lẽ lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn viên ngói. Những viên ngói sau khi đóng xong sẽ được đem đi phơi (tùy thời tiết) sao cho ngói khô trắng mới tiếp tục đưa vào lò xông rồi hỏa.
Tùy vào lò ngói to, hay lò ngói nhỏ mà chủ lò thuê số lượng nhân công khác nhau. Thông thường lò nhỏ sẽ có 13 người trong đó có 3 người làm công việc “vào lò”, 10 người làm công việc “đẩy ngói”; lò to thì con số ngày là 15 (3 người vào lò, 12 người đẩy ngói). Ảnh: An viên
Tùy vào lò ngói to, hay lò ngói nhỏ mà chủ lò thuê số lượng nhân công khác nhau. Thông thường lò nhỏ sẽ có 13 người trong đó có 3 người làm công việc “vào lò”, 10 người làm công việc “đẩy ngói”; lò to thì con số ngày là 15 (3 người vào lò, 12 người đẩy ngói). Ảnh: An viên
Là người có thâm niên vào lò, ông Sửu cho biết, xếp ngói vào lò không phải ai cũng làm được vì phải căn ke lượng than rải lên ngói sao cho thật đều hay đặt các viên than ở vị trí thích hợp để khi nung ngói chín đều. Phải mất 1 ngày rưỡi 3 người như ông Sửu mới xếp đầy một chiếc lò nhỏ tầm 35.000 – 40.000 viên ngói, lò to khoảng 50.000 viên thì mất gần 2 ngày. Ảnh: An Viên
Là người có thâm niên vào lò, ông Sửu cho biết, xếp ngói vào lò không phải ai cũng làm được vì phải căn ke lượng than rải lên ngói sao cho thật đều hay đặt các viên than ở vị trí thích hợp để khi nung ngói chín đều. Phải mất 1 ngày rưỡi 3 người như ông Sửu mới xếp đầy một chiếc lò nhỏ tầm 35.000 – 40.000 viên ngói, lò to khoảng 50.000 viên thì mất gần 2 ngày. Ảnh: An Viên
Những công việc như vào lò, hỏa lò chủ yếu dành cho cánh đàn ông. Còn việc đẩy ngói, ra lò, xếp gạch lên xe dành cho các bà, các chị. Mà thực ra công việc này cũng không phải dành cho phải yếu khi trọng lượng mỗi viên ngói chưa nung khoảng 2 kg. Tính trung bình, mỗi người các chị vận chuyển từ tầm 5-6 tấn ngói/ 1 ngày và nhận được từ 180 – 250 nghìn tiền công. Ảnh: An Viên
Những công việc như vào lò, đốt lò chủ yếu dành cho cánh đàn ông. Còn việc đẩy ngói, ra lò, xếp gạch lên xe thường dành cho các bà, các chị. Ảnh: An Viên
Tính trung bình, mỗi người vận chuyển từ tầm 5-6 tấn ngói/1 ngày và nhận được từ 180 – 250 nghìn tiền công. Ảnh: An Viên
Những viên ngói khô nặng tầm 2 kg, tính trung bình, mỗi người vận chuyển từ tầm 5-6 tấn ngói/1 ngày và nhận được từ 180 – 250 nghìn tiền công. Ảnh: An Viên
Nuôi 5 đứa con ăn học, đứa lớn mới học lớp 9, đứa nhỏ nhất vừa tròn 2 tuổi, chị Thủy cho biết chị số năm chị đi lò cũng đúng bằng số tuổi con gái đầu. Không thể đi hỏa lò hay vào lò, chị chọn công việc ra lò tức dỡ ngói từ lò ra sau khi ngói chín, công việc được trả lương khá cao. Cứ 1.000 viên ngói, chị được trả 100 nghìn đồng. Thông thường, mỗi ngày chị cùng 5 người nữa dỡ được hơn 20.000 viên ngói, tính ra mỗi người được tầm 350 nghìn đồng/ngày. Ảnh: An Viên
Nuôi 5 đứa con ăn học, đứa lớn mới học lớp 9, đứa nhỏ nhất vừa tròn 2 tuổi, chị Thủy cho biết: Số năm chị đi lò cũng đúng bằng số tuổi con gái đầu. Không thể đi đốt lò hay vào lò, chị chọn công việc ra lò, tức dỡ ngói từ lò ra sau khi ngói chín, công việc được trả lương khá cao. Cứ 1.000 viên ngói, chị được trả 100 nghìn đồng. Thông thường, mỗi ngày chị cùng 5 người nữa dỡ được hơn 20.000 viên ngói, tính ra mỗi người được tầm 350 nghìn đồng/ngày. Ảnh: An Viên
Đứng dưới lò ngói chín một lúc, chúng tôi ai nấy đều cảm thấy khó thở phần vì bụi, phần vì thiếu oxi nhưng các chị dỡ ngói trong lò như chị Thủy vẫn làm việc bình thường. Chị Thủy chia sẻ  “Biết là độc hại do khói, bụi còn lại sau quá trình nung nhưng nhà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng thì biết lấy tiền đâu nuôi 5 đứa con ăn học. Mà sống chết cũng có số, làm việc này mấy chục năm nay tôi cũng chưa thấy bị gì”. Ảnh: An Viên
Đứng dưới lò ngói chín một lúc, chúng tôi ai nấy đều cảm thấy khó thở phần vì bụi, phần vì thiếu oxi nhưng các chị dỡ ngói trong lò như chị Thủy vẫn làm việc bình thường. Chị Thủy chia sẻ “Biết là độc hại nhưng nếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng thì biết lấy tiền đâu nuôi 5 đứa con ăn học. Mà sống chết cũng có số, làm việc này mấy chục năm nay tôi cũng chưa thấy bị gì”. Ảnh: An Viên
Ảnh: An Viên
Sau những giờ lao động mệt mỏi, những người thợ tranh thủ ăn nhẹ trước khi tiếp tục chất đầy lò ngói. Những người thợ ngói làm đây cho biết, thời gian tới chính quyền sẽ dẹp hết các lò gạch thủ công để vận hành các lò gạch theo công nghệ mới. Thông tin này khiến không ít người lo lắng bởi đã từ rất lâu, lò gạch là nguồn sống của nhiều hộ gia đình xứ Cừa. Ảnh: An Viên


An Viên

TIN LIÊN QUAN

Tin mới