Cuộc sống tạm bợ trong những ngôi nhà tránh lũ vùng biên Nghệ An

(Baonghean.vn) - Xã Mường Ải (huyện Kỳ Sơn) là địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của những cơn lũ năm 2018. Mỗi khi mùa mưa đến, nguy cơ sạt lở lại khiến hàng chục hộ dân nơi đây phải chạy lên đồi cao dựng lều để ở tạm, cuộc sống chật vật khó khăn hơn bao giờ hết.
Mùa lũ năm 2018, bản Xốp Phong (xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn) có 28 hộ buộc phải di dời. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ 22 hộ dựng được lều để ở tạm, số còn lại phải ở nhờ nhà người thân để đảm bảo an toàn khi có mưa lũ.
Mùa lũ năm 2018, bản Xốp Phong (xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn) có 28 hộ buộc phải di dời. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ 22 hộ dựng được lều để ở tạm, số còn lại phải ở nhờ nhà người thân để đảm bảo an toàn khi có mưa lũ.
Ông Lữ Quang Hưng - Chủ tịch UBND xã Mường Ải cho hay: Trong mùa mưa lũ 2018 chính quyền huyện Kỳ Sơn đã lên phương án xây dựng các lán trại bằng khung sắt, che bạt để làm chỗ tránh trú cho những hộ dân sống cạnh suối di dời khi lũ đến. Tuy nhiên vì không chờ được nên người dân đã xây dựng các lán trại để sống tạm, trong đó nhiều hộ có ý định sinh sống lâu dài tại địa điểm này.
Ông Lữ Quang Hưng - Chủ tịch UBND xã Mường Ải cho hay: Trong mùa mưa lũ 2018 chính quyền huyện Kỳ Sơn đã lên phương án xây dựng các lán trại bằng khung sắt, che bạt để làm chỗ tránh trú cho những hộ dân sống cạnh suối di dời khi lũ đến. Tuy nhiên vì không chờ được nên người dân đã xây dựng các lán trại để sống tạm, trong đó nhiều hộ có ý định sinh sống lâu dài tại địa điểm này.
Tuy mùa mưa lũ đã đến nhưng một số hộ vẫn chưa hoàn thành được nơi ở mới.
Tuy mùa mưa lũ đã đến nhưng một số hộ vẫn chưa hoàn thành được nơi ở mới.
"Chúng tôi phải sống tạm ở đây chứ ở bản cũ sợ lắm. Ở bản mới điện lưới chưa có, nước sinh hoạt khó khăn nhưng dù sao cũng an toàn hơn" - Chị Hoa Phò Phen, người dân bản Xốp Phong xã Mường Ải cho biết.
"Chúng tôi phải sống tạm ở đây chứ ở bản cũ sợ lắm. Ở bản mới điện lưới chưa có, nước sinh hoạt khó khăn nhưng dù sao cũng an toàn hơn" - Chị Hoa Phò Phen, người dân bản Xốp Phong xã Mường Ải cho biết.
6/28 hộ chưa có nơi ở mới buộc phải ở nhờ nhà người thân. Họ sống chen chúc từ 8-10 người trong ngôi nhà tạm.
6/28 hộ chưa có nơi ở mới buộc phải ở nhờ nhà người thân. Họ sống chen chúc từ 8-10 người trong ngôi nhà tạm.
Nền nhà được trải chiếu xuống để làm nơi ngủ của cả gia đình di cư tránh lũ.
Nền nhà được trải chiếu xuống để làm nơi ngủ của cả gia đình di cư tránh lũ.
Bữa ăn cơm với muối ớt của những đứa trẻ người Khơ mú tại nơi ở tạm.
Bữa ăn cơm với muối ớt của những đứa trẻ người Khơ mú tại nơi ở tạm.
Tuy sống tạm bợ nhưng người dân bản Xốp Phong đã phát vườn để trồng rau và chăn nuôi.
Tuy sống tạm bợ nhưng người dân bản Xốp Phong đã phát vườn để trồng rau và chăn nuôi.
Tuy nhiên, đất đồi toàn sỏi đá cũng là một khó khăn của người dân. Để ứng phó với những tình huống có thể xảy đến trong mùa mưa lũ sắp tới, cũng theo ông Lữ Quang Hưng, hiện tại chính quyền xã đã cho di dời các hộ dân sống cạnh suối lên nơi ở tạm. Ngoài ra, chính quyền cũng đã có phương án chuẩn bị, khi cần thiết sẽ tổ chức di dời 20 hộ dân ở bản Xốp Lau cũng đang tiềm ẩn nguy cơ sạt lở.
Tuy nhiên, đất đồi toàn sỏi đá cũng là một khó khăn của người dân.  Để ứng phó với những tình huống có thể xảy đến trong mùa mưa lũ sắp tới, cũng theo ông Lữ Quang Hưng, hiện tại chính quyền xã đã cho di dời các hộ dân sống cạnh suối lên nơi ở tạm. Ngoài ra, chính quyền cũng đã có phương án chuẩn bị, khi cần thiết sẽ tổ chức di dời 20 hộ dân ở bản Xốp Lau cũng đang tiềm ẩn nguy cơ sạt lở.
Bản đồ xã Mường Ải (huyện Kỳ Sơn). Ảnh: Google maps
Xã Mường Ải (huyện Kỳ Sơn) là địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của những cơn lũ năm 2018. Ảnh: Google Maps

Tin mới