Cuộc sống tù túng, bất an của xóm 'nhà sàn' bên sông Vinh

(Baonghean.vn) – Cách trung tâm thành phố Vinh chưa đến 500m nhưng xóm vạn chài tạm trú ven sông Vinh như một thế giới khác hoàn toàn.

Xóm chài có 7 hộ dân với gần 40 nhân khẩu, trong đó có 6 hộ sinh sống trên lều tạm dựng bên bờ sông còn 1 hộ sinh sống ngay trên thuyền neo đậu cạnh đó.
Xóm chài có 7 hộ dân với gần 40 nhân khẩu, trong đó có 6 hộ sinh sống trên lều tạm dựng bên bờ sông, còn 1 hộ sống ngay trên thuyền neo đậu cạnh đó.
1 Bước vào xóm chài cứ ngỡ như đang lạc vào bản làng người dân tộc thiểu số với một dãy nhà sàn lợp cọ san sát...
Bước vào xóm chài cứ ngỡ như đang lạc vào bản làng người dân tộc thiểu số với một dãy nhà sàn lợp cọ san sát...
3 Năm 1978, anh Hoàng Chức theo bố mẹ từ Quảng Bình ra đây năm 1978, khi mới 3 tuổi, đến nay anh đã có 4 đứa con, đứa lớn 16 tuổi, đứa bé gần 2 tuổi và là gia đình duy nhất sinh sống trên thuyền.
Năm 1978, anh Hoàng Chức theo bố mẹ từ Quảng Bình ra đây khi mới 3 tuổi, đến nay anh đã có 4 đứa con, đứa đầu16 tuổi, đứa út gần 2 tuổi và là gia đình duy nhất sinh sống trên thuyền.
Hầu hết những gia đình này đều có thâm niên từ 30 – 40 năm sinh sống ở đây. Đến nay, nhiều gia đình có 3 thế hệ cùng sinh sống trong một mái lều.
Ở xóm chài, các gia đình này đều có "thâm niên" từ 30 – 40 năm bám trụ ở đây. Đến nay, nhiều gia đình có 3 thế hệ cùng sinh sống trong một mái lều.
Để lên những ngôi nhà này, thường phải đi qua một lối đi bằng tre nứa chui dưới sàn nhà. Những khi nước lên thì họ lại đi bằng lối cửa sổ trên gác.
Để lên những ngôi nhà này, thường phải đi qua một lối đi bằng tre nứa chui dưới sàn nhà. Những khi nước lên thì họ lại đi bằng lối cửa sổ trên gác.
Mọi người ở đây đều sử dụng nước sông Vinh để giặt giũ tắm rửa, còn nước ăn thì bơm nhờ giếng khoan của một hộ trong làng.
Mọi người ở đây đều sử dụng nước sông Vinh để giặt giũ tắm rửa, còn nước ăn thì nhờ giếng khoan của một hộ trong xóm.
Đều đặn mỗi ngày, chiều tối những người đàn ông trong gia đình đi đánh cá và trở về khi trời sáng. Trong lúc vợ mang cá ra chợ thì họ tranh thủ ngủ bù
Đều đặn mỗi ngày, chiều tối, những người đàn ông trong gia đình đi đánh cá và trở về khi trời sáng. Trong lúc các bà vợ mang cá ra chợ thì họ tranh thủ ngủ bù
Còn những người phụ nữ nhà ngoài việc chạy chợ còn còn phụ chồng con vá lại lưới cụ bị rách mỗi đêm.
Còn những người phụ nữ, ngoài việc chạy chợ còn phụ chồng con vá lại lưới bị rách mỗi đêm.
Người lớn bận rộn với cuộc sống mưu sinh nên trẻ con ở đây thường tự chơi một mình.
Người lớn bận rộn với cuộc sống mưu sinh nên trẻ con ở đây thường tự chơi một mình.
Em Nguyễn Thế Phong mới từ trường về đã vội vàng leo lên nhà thay đồ để phụ giúp bố mẹ chuẩn bị cho bố đi làm đêm.
Em Nguyễn Thế Phong (9 tuổi) mới từ trường về đã vội vàng leo lên nhà thay đồ, phụ giúp mẹ chuẩn bị cho bố đi làm đêm.
Nhà cửa tạm bợ, trẻ em học hành dang dở, sinh đẻ nhiều, kinh tế bấp bênh do nguồn thu chủ yếu dựa vào việc đánh bắt cá trên sông Vinh nên cuộc sống những hộ gia đình này hết sức khó khăn.
Nhà cửa tạm bợ, trẻ em học hành dang dở, sinh đẻ nhiều, kinh tế bấp bênh do nguồn thu chủ yếu dựa vào việc đánh bắt cá trên sông Vinh nên cuộc sống những gia đình này hết sức khó khăn.
12 Anh Nguyễn Văn Ngọc cho biết: trước đây cá ở sông Vinh còn nhiều nên cuộc sống có đỡ hơn, sau này cá ít đi do nguồn nước và nhiều người dùng kích điện đánh bắt nên cá giảm nhiều, cuộc sống trở nên khó khăn hơn.
Anh Nguyễn Văn Ngọc  - một cư dân xóm chài cho biết: Trước đây cá ở sông Vinh còn nhiều nên cuộc sống có đỡ hơn, sau này cá ít đi do nguồn nước và nhiều người dùng kích điện đánh bắt nên cá giảm nhiều, cuộc sống ngày càng trở nên chật vật. 

 Thành Cường

TIN LIÊN QUAN

Tin mới