Cựu Ngoại trưởng Đức: Đừng gây chiến với Nga vì Ukraine

Cựu Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hôm 2/12 đã có cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình NTV và bày tỏ phản đối việc Ukraine gia tăng căng thẳng trong vụ việc bằng cách lôi kéo các quốc gia châu Âu hiện diện quân sự ở biển Azov chung lãnh hải với Nga.

Theo đó, khi phía Ukraine đề xuất việc mời Đức hiện diện quân sự trên biển Azov, ông Sigmar Gabriel nói rằng: "Tôi nghĩ chúng ta không nên để Ukraine kéo chúng ta vào một cuộc chiến. Ukraine đã cố gắng làm điều đó".

Trong một cuộc phỏng vấn, được đăng trên báo Tagesspiegel hôm thứ Bảy, cựu Ngoại trưởng Đức cũng chỉ trích các yêu cầu của Kiev như gửi tàu chiến đến Biển Đen và đề nghị đóng các cảng quốc tế cho các tàu Nga đi từ Biển Azov. Ông Gabriel còn gọi hành động của Ukraine khi kêu gọi các quốc gia khác đóng cửa các cảng quốc tế, không cho tàu Nga đi qua là "một phiên bản mới về ngoại giao súng trường”.

Cuu Ngoai truong Duc: Dung gay chien voi Nga vi Ukraine

Cựu Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel.

Thay vì hành động mang tính chất "khuấy động một cuộc xung đột" này, ông Gabriel cho rằng vai trò của Đức là cần phải tiến hành những nỗ lực để giảm leo thang và hòa giải hơn là khuấy động một cuộc xung đột.

Ông đề nghị khi Đức có được ghế ngồi không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc vào tháng 1/2019 tới thì nên lập tức đề xuất việc thực hiện nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc trong tình hình ở Donbass. Từ đó mới có thể giải quyết triệt để cuộc xung đột hoàn toàn vô vọng ở khu vực này cũng như mối quan hệ căng thẳng của Nga - Ukraine.

Trước đó, trả lời phỏng vấn Tập đoàn truyền thông Funke của Đức, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói: "Chúng tôi cần sự hiện diện quân sự lớn hơn của Đức và các đồng minh của họ tại Biển Đen, như một nhân tố răn đe đối với Nga". Theo ông Poroshenko, cộng đồng quốc tế cũng cần xem xét mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga và việc đình chỉ xây dựng dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.

Ong Poroshenko thuc quan tap tran doc Azov
Quân đội Ukraine bắn đạn thật trong bài tác chiến chống đổ bộ đường biển

Nhà lãnh đạo Ukraine đã liên tục kêu gọi phương Tây tăng cường hiện diện tại Biển Đen sau vụ 3 tàu hải quân Ukraine tiến vào lãnh hải Nga gần eo biển Kerch.

Giải pháp quân sự với Nga được ông đề cập đến một cách gần như lập tức sau vụ việc này. Tuy nhiên, phản ứng của các nước châu Âu không giống nhau.

Hai thành viên chủ chốt ở EU là Đức và Pháp đã phản đối việc có một biện pháp trừng phạt mới với Nga. Còn các thành viên châu Âu đã có hiềm khích với Nga như Anh và Ba Lan lại ủng hộ nhiệt liệt về biện pháp trừng phạt mới.

Trước sức ép bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 hôm 1/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có những tuyên bố công khai nhất nhằm vào Ukraine và sự việc xảy ra trên eo biển Kerch. Ông Putin phản đối các lời kêu gọi của quốc tế khi yêu cầu phóng thích 3 tàu hải quân Ukraine với 24 thủy thủ. Ông Putin cho rằng, các đối tượng này đã vượt qua biên giới Nga một cách bất hợp pháp, đồng thời cho biết đang có kế hoạch công bố bằng chứng về các hành động khiêu khích của Kiev ở Biển Đen dưới dạng văn bản pháp lý.

Ukraine dung S-300 tao the doi trong voi S-400 tai Crimea
Hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 thứ 4 được Nga triển khai tại Crimea.

"Chúng tôi đã thể hiện quan điểm rõ ràng và công bố chi tiết diễn biến sự việc. Không ai có thể chối cãi. Làm sao có thể chối cãi khi tài liệu từ chính những con tàu đó nói rằng chúng được cử làm nhiệm vụ vượt qua lãnh hải của chúng tôi và qua eo biển Kerch. Đó là một hành động khiêu khích có dự tính. Đây là bằng chứng từ văn bản và lời khai của các thủy thủ (Ukraine). Không có gì để tranh cãi" - Ông Putin nhấn mạnh.

Liên quan đến việc sức ép từ phương Tây yêu cầu Moscow thả người, trả tàu, ông Putin nhấn mạnh bản thân phía Ukraine không hề có đề xuất trả người, trong khi các quốc gia phương Tây dường như đang lo những việc không phải của họ.

Rõ ràng, Tổng thống Nga đã thấy rõ việc Ukraine không hề mong muốn giải quyết hòa bình với Nga vì sự kiện này mà mong muốn có các hành động gây hấn hơn nữa. Do đó, Kiev nóng lòng kêu gọi các quốc gia châu Âu, các thành viên châu Âu thuộc cánh tay chỉ huy quân sự của Mỹ là NATO để gây sức mạnh quân sự với Nga. Trong khi đó, các nước châu Âu không có cách nào khác đành phải thể hiện sự ủng hộ Ukraine nhưng ở mức độ không quá căng thẳng với Nga.

Tin mới