Cửu vạn gồng mình mưu sinh giữa nắng gắt thành Vinh

(Baonghean.vn) - Mặc cho cái nắng gay gắt như đổ lửa, có thời điểm nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 45 độ C, những cửu vạn ở thành phố Vinh vẫn gồng mình chống chịu để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng đến các hoạt động
Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động đời sống. Nhưng ở các bến xe, bến tàu trên địa bàn thành phố Vinh các loại xe vận chuyển hàng hóa vẫn vào, ra khá tấp nập. Và những người làm nghề bốc dỡ hàng hóa, quen được gọi là cửu vạn vẫn tất bật, nhọc nhằn với công việc mưu sinh. Ảnh: Công Kiên
Bất kể trưa nắng hay chiều muộn, hễ có hàng là những người cửu vạn sẵn sàng bắt tay vào công việc. Anh Nguyễn Xuân Trung và Lê Văn Cao, những cửu vạn hành nghề ở khu vực Bến xe Chợ Vinh cho biết:
Anh Nguyễn Văn Long và Cao Xuân Tiến đều đã trên 30 tuổi, gia nhập đội ngũ cửu vạn ở khu vực Bến xe Chợ Vinh đã hơn 5 năm. Anh Long cho biết: "Công việc bốc dỡ hàng hóa bình thường đã rất mệt, ngày nắng nóng càng mệt hơn nhiều lần. Có lúc tưởng như kiệt sức, không thể tiếp tục công việc nhưng vẫn phải cố gắng, vì mình còn trẻ...". Ảnh: Công Kiên
Những thứ hàng kích thước và trọng lượng nhỏ còn đỡ, có những thứ nặng và cồng kềnh buộc nhiều người phải hợp sức bốc dỡ. Trong cái nắng gay gắt, việc vận chuyển hàng lên, xuống xe thực sự không mấy dễ dàng và tốn nhiều sức lực. Ảnh: Công Kiên
Công việc hàng ngày là bốc, dỡ hàng lên, xuống xe. Gặp lúc ít hàng hay các loại hàng kích thước và trọng lượng nhỏ anh Long và anh Tiến thường tự mình đảm nhận. Nhưng với những loại hàng nặng và cồng kềnh, khó khăn trong vận chuyển, các anh buộc phải gọi thêm người để hợp sức bốc dỡ. Ảnh: Công Kiên
Dù phải dầm mình giữa trưa nắng nóng, mồ hôi chưa kịp thấm áo đã khô, sức lực bị hao mòn nhưng những người làm nghề vận chuyển hàng vẫn tỏ rõ niềm vui
Ở khu vực Bến xe Chợ Vinh, ông Lê Văn Tân (gần 60 tuổi) được biết đến là một cửu vạn có "thâm niên" với khoảng 20 năm hành nghề. "Nhà ở phường Hồng Sơn, con đông, gia cảnh nghèo nên phải bám công việc cực nhọc này để sống. Mấy ngày nay nắng nóng kinh khủng nhưng tôi vẫn chạy hàng liên tục, hễ có người gọi là chạy, bất kể giữa trưa ngoài đường có thể lên đến 50 độ C. Mỗi ngày kiếm được 300 nghìn đồng là thấy sung sướng, cho dù người mệt rã rời, không muốn ăn uống" - ông Tân nói. Ảnh: Công Kiên
Vất vả nhất vẫn là những người vận chuyển hàng bằng xích lô, vừa chở hàng nặng và cồng kềnh, tốc độ di chuyển chậm nên thời gian
Cũng tầm tuổi ông Tân, ông Nguyễn Công Thanh, ở phường Vinh Tân (thành phố Vinh) hàng ngày nhận chở hàng bằng xích lô từ các điểm trong thành phố vào bến xa, ga tàu và ngược lại. Hàng nhẹ thì ngồi lên đạp, chở nặng thì xuống kéo phía trước xe. Cứ thế, có ngày ông đi hàng chục cây số giữa trời nắng gắt và mặt đường nóng ran, hơi nóng phả vào từ tứ phía. Ông Thanh cho biết: "Có những chuyến dầm mình giữa nắng liên tục 2-3 tiếng đồng hồ khiến mắt như tối sầm, miệng khô khốc. Nhưng vì miếng cơm, manh áo và cuộc sống gia đình nên phải tranh thủ kiếm tiền, sợ ít năm nữa già yếu không biết làm gì kiếm sống..." . Ảnh: Công Kiên
Thông thường, những
Thông thường, bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa là công việc của đàn ông, vì họ có khả năng chịu đựng được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nhưng với chị Trần Thị Duyên (hơn 30 tuổi) ở phường Hưng Bình từ mấy năm nay chuyên nhận công việc chở hàng ra bến xe giao cho các chủ xe tải. Không những thế, chị có thể chở được cả hàng cồng kềnh với trọng lượng trên 100 kg, nghĩa là không thua kém đàn ông, có những ngày thu nhập hơn 300 nghìn đồng. Chị bộc bạch: "Tất cả vì cuộc sống và tương lai con cái, tôi sẵn sàng làm những công việc nặng nhọc, gồng mình giữa nắng trưa để mưu sinh...". Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Mặt trời sắp đứng bóng, ông Trương Văn Danh (65 tuổi) với thân hình gầy gò, vẻ mặt hốc hác vẫn cố dùng hết sức mình để chuyển những thanh thép từ xích lô sang xe ô tô chở hàng. Mồ hôi thấm ướt chiếc áo bạc màu, thấm sang cả chiếc khăn quàng trên vai... Ông Danh làm nghề này từ khi chưa đầy 30 tuổi, gần như ngày nào cũng "phơi" mình giữa các tuyến đường. Ông cho hay: "Cứ nắng mãi thế này chắc không trụ được lâu nữa, phải bỏ nghề thôi, đêm về đau khắp mình mẩy. Nhưng nghỉ thì chưa biết làm gì để mua thuốc cho vợ, mua gạo hàng ngày và lo sinh hoạt phí cho con cháu". Ảnh: Công Kiên
Khoảng 5 năm nay, anh Đặng Văn Công chuyên bốc dỡ hàng cho các xe tải ở quanh chợ Vinh. Anh cho biết, công việc này tổn hao nhiều sức lực, nhất là những ngày nắng nóng như hôm nay nhưng bù lại có thu nhập đều đặn với mức trên 200 nghìn đồng/ngày, có những ngày có thể gấp đôi, giúp có chi phí trang trải, nuôi con ăn học. Với những người làm nghề này, mong ước lớn là thời tiết bớt đi sự khắc nghiệt, để công việc mưu sinh đỡ phần vất vả, cực nhọc. Ảnh: Công Kiên
Khoảng 5 năm nay, anh Đặng Văn Công chuyên bốc dỡ hàng cho các xe tải ở quanh chợ Vinh. Anh cho biết, công việc này tổn hao nhiều sức lực, nhất là những ngày nắng nóng như hôm nay nhưng bù lại có thu nhập đều đặn với mức trên 200 nghìn đồng/ngày, có những ngày có thể gấp đôi, giúp có chi phí trang trải, nuôi con ăn học. Với những người làm nghề này, mong ước lớn là thời tiết bớt đi sự khắc nghiệt, để công việc mưu sinh đỡ phần vất vả, cực nhọc. Ảnh: Công Kiên
Ảnh:Công Kiên
Dù mồ hôi ướt đẫm khuôn mặt, ánh mắt anh Lê Văn Quân (gần 40 tuổi) vẫn ánh lên niềm vui mỗi khi có hàng để vận chuyển, nghĩa là có công việc và nguồn thu nhập. Cũng như bao người làm nghề bốc dỡ hàng hóa, anh Quân mong sẽ tìm được một công việc đỡ vất vả, nhọc nhằn hơn, đỡ phải "phơi" mình giữa trưa nắng. "Trước mắt chưa tìm được công việc phù hợp, mình vẫn phải gồng mình với việc bốc dỡ hàng để kiếm sống, để lo cuộc sống gia đình" - anh Quân chia sẻ. Ảnh: Công Kiên

Tin mới