Đặc sắc hội chọi bò người Mông Nghệ An trong Ngày hội Đại đoàn kết

(Baonghean.vn) - Ngày lễ Đại đoàn kết là ngày vui của bà con dân bản người Mông Nghệ An. Nhân dịp này, người dân trong vùng lại tổ chức lễ hội chọi bò. Những miếng đánh hiểm của các đấu thủ đã mang đến niềm vui cho người dân trên đỉnh sương mù.
Chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người Mông Nghệ An trong mỗi dịp lễ hội. Nhân ngày Đại đoàn kết toàn dân ở xã Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn), người dân nơi đây lại tổ chức hội chọi bò. Hàng chục cặp bò đã được mang đến sân vận động xã để thi đấu. Ảnh: Đào Thọ
Chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người Mông Nghệ An trong mỗi dịp lễ hội. Nhân ngày Đại đoàn kết toàn dân ở xã Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn), người dân nơi đây lại tổ chức hội chọi bò. Hàng chục cặp bò đã được mang đến sân vận động xã để thi đấu. Ảnh: Đào Thọ
Đối với đồng bào dân tộc Mông, chọi bò là nét văn hóa truyền thống và là ngày hội trong đời sống văn hóa tinh thần, thể hiện sự cần cù lao động, sáng tạo. Trong ảnh: Những chú bò chọi dũng mãnh với cặp sừng nhọn hoắt luôn mang đến các trận đấu thót tim cho người xem. Ảnh: Đào Thọ

Đối với đồng bào dân tộc Mông, chọi bò là nét văn hóa truyền thống và là ngày hội trong đời sống văn hóa tinh thần, thể hiện sự cần cù lao động, sáng tạo. Trong ảnh: Những chú bò chọi dũng mãnh với cặp sừng nhọn hoắt luôn mang đến các trận đấu thót tim cho người xem. Ảnh: Đào Thọ

Để đảm bảo an toàn, trai tráng và các lực lượng chức năng được trang bị nhiều dụng cụ để khống chế những đấu thủ bò "quá khích". Ảnh: Đào Thọ
Để đảm bảo an toàn, trai tráng và các lực lượng chức năng được trang bị nhiều dụng cụ để khống chế những đấu thủ bò "quá khích". Ảnh: Đào Thọ
Hội chọi bò còn là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm của những người chăn nuôi bò. Tại đây, đồng bào dân tộc Mông sẽ hỏi han, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, vỗ béo loài gia súc thân thiết trong đời sống của cộng đồng này. Được biết, các cặp bò tham gia thi đấu đều phải cùng "hạng cân". Ảnh: Đào Thọ

Hội chọi bò còn là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm của những người chăn nuôi bò. Tại đây, đồng bào dân tộc Mông sẽ hỏi han, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, vỗ béo loài gia súc thân thiết trong đời sống của cộng đồng này. Được biết, các cặp bò tham gia thi đấu đều phải cùng "hạng cân". Ảnh: Đào Thọ

 
Hội chọi bò có truyền thống từ lâu và chỉ có bà con dân tộc Mông tham gia. Ngoài lễ hội chào mừng dịp lễ Quốc khánh 2/9 thì trong năm còn tổ chức nhiều dịp khác, như dịp ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc, hay như một số hộ có thể tổ chức chọi bò trong lễ làm vía, ăn cưới... Ảnh: Đào Thọ
Hội chọi bò có truyền thống từ lâu và chỉ có bà con dân tộc Mông tham gia. Ngoài lễ hội chào mừng dịp lễ Quốc khánh 2/9 thì trong năm còn tổ chức nhiều dịp khác, như dịp ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc, hay như một số hộ có thể tổ chức chọi bò trong lễ làm vía, ăn cưới... Ảnh: Đào Thọ
Nhiều chủ bò cho biết: Tất cả những con bò tham gia thi đấu trong lễ hội hôm nay đều được chủ đem về nuôi và có thể đem đi thi đấu trong các lần khác. Do không phân tranh bò thắng cuộc nên các giải đấu chỉ mang tính chất truyền thống và vui là chính. Ảnh: Đào Thọ
Nhiều chủ bò cho biết: Tất cả những con bò tham gia thi đấu trong lễ hội hôm nay đều được chủ đem về nuôi và có thể đem đi thi đấu trong các lần khác. Do không phân tranh bò thắng cuộc nên các giải đấu chỉ mang tính chất truyền thống và vui là chính. Ảnh: Đào Thọ
 
Nhiều người đã ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày vui này. Ảnh: Đào Thọ
Nhiều người đã ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày vui này. Ảnh: Đào Thọ
Clip hội chọi bò ở Kỳ Sơn.
Bản đồ xã Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn). Ảnh: Google Maps
Huyện Kỳ Sơn nằm sát biên giới Việt - Lào với diện tích hơn 2.000 km2; hơn 79.000 dân số, cách thành phố Vinh hơn 250 km. Phần lớn là dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Mông ở huyện Kỳ Sơn chiếm 33% dân số toàn huyện. Bản đồ xã Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn). Ảnh: Google Maps

Tin mới