Đặc sản chợ quê xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Từ bao đời nay, chợ quê không chỉ là nơi trao đổi, mua bán mà còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của bao làng quê xứ Nghệ.
Chợ quê là chợ truyền thống gắn bó lâu đời với người dân nông thôn. Chợ thường họp gần sông, gần đường, nơi trung tâm các làng xã để người dân tiện bề đi lại và mua sắm. Ngày nay, mặc dù các trung tâm thương mại, siêu thị... ra đời, nhưng chợ quê vẫn hiện hữu giữa làng quê. Trong ảnh: Chợ Rộ ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương
Chợ quê là chợ truyền thống gắn bó lâu đời với người dân nông thôn. Chợ thường họp gần sông, gần đường, nơi trung tâm các làng xã để người dân tiện bề đi lại và mua sắm. Ngày nay, mặc dù các trung tâm thương mại, siêu thị... ra đời, nhưng chợ quê vẫn hiện hữu giữa làng quê. Trong ảnh: Chợ Rộ ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương
Thời gian họp chợ không thống nhất, có chợ họp hàng ngày, có chợ họp vào các ngày lẻ hoặc ngày chẵn, có chợ họp buổi sáng, có chợ họp buổi chiều hoặc họp cả ngày. Mỗi phiên chợ quê là nơi hội tụ gần như tất cả các sản phẩm của các làng quê. Trong ảnh: Những sản phẩm vườn nhà được bán tại chợ chiều xã Quang Sơn, huyện Đô Lương
Thời gian họp chợ không thống nhất, có chợ họp hàng ngày, có chợ họp vào các ngày lẻ hoặc ngày chẵn, có chợ họp buổi sáng, có chợ họp buổi chiều hoặc họp cả ngày. Mỗi phiên chợ quê là nơi hội tụ gần như tất cả các sản phẩm của các làng quê. Trong ảnh: Những sản phẩm vườn nhà được bán tại chợ chiều xã Quang Sơn, huyện Đô Lương 
Là nơi mua bán trao đổi của làng quê, nên chợ quê luôn gắn với các làng nghề ở địa phương (nghề bún bánh, nghề đan lát, nghề bện chổi...). Trong ảnh: Hàng bánh đa ở chợ Bộng xã Bảo Thành, huyện Yên Thành
Là nơi mua bán trao đổi của làng quê, nên chợ quê luôn gắn với các làng nghề ở địa phương (nghề bún bánh, nghề đan lát, nghề bện chổi...). Trong ảnh: Hàng bánh đa ở chợ Bộng xã Bảo Thành, huyện Yên Thành
Sau một thời lên ngôi của đồ nhựa, đồ hợp kim... hàng mây tre truyền thống đã trở lại với thị hiếu của người tiêu dùng. Những thúng, mủng, nong, nia, nơm cá, oi, kiềng... thân thương, quen thuộc vẫn xuất hiện ở chợ quê.
Sau một thời lên ngôi của đồ nhựa, đồ hợp kim... hàng mây tre truyền thống đã trở lại với thị hiếu của người tiêu dùng. Những thúng, mủng, nong, nia, nơm cá, oi, kiềng... thân thương, quen thuộc vẫn xuất hiện ở chợ quê.
Dẫu chợ quê bây giờ hàng hóa rất phong phú đa dạng, nhưng đặc sản làng quê với ưu điểm ngon, sạch vẫn được người tiêu dùng lựa chọn. Mỗi vùng quê, chợ quê có những loại đặc sản riêng, mùa nào thức nấy. Trong ảnh: Quả cọ được bán ở chợ Phuống, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương
Dẫu chợ quê bây giờ hàng hóa rất phong phú đa dạng, nhưng đặc sản làng quê với ưu điểm ngon, sạch vẫn được người tiêu dùng lựa chọn. Mỗi vùng quê, chợ quê có những loại đặc sản riêng, mùa nào thức nấy. Trong ảnh: Quả cọ được bán ở chợ Phuống, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương
Về quê lúa Yên Thành đi chợ quê, không khó bắt gặp cảnh người dân thích thú vo viên những bi thuốc lào réo kêu như còi giữa chợ. Theo nhu cầu thị trường, dường như ở chợ quê có nhiều hàng mới ra đời, một số hàng đã mất đi và có những hàng cũng chỉ buôn bán cầm chừng (như hàng thuốc lào).
Về quê lúa Yên Thành đi chợ quê, không khó bắt gặp cảnh người dân thích thú vo viên những bi thuốc lào réo kêu như còi giữa chợ. Theo nhu cầu thị trường, dường như ở chợ quê có nhiều hàng mới ra đời, một số hàng đã mất đi và có những hàng cũng chỉ buôn bán cầm chừng (như hàng thuốc lào).
Làng quê là nơi sản sinh ra nhiều món ăn dân dã, lâu đời, trong đó bánh trái chợ quê luôn là thức quà ngon. Những chiếc bánh nếp, bánh tẻ, bánh gai... gói lá chuối vẫn hấp dẫn người mua ở các chợ quê.
Làng quê là nơi sản sinh ra nhiều món ăn dân dã, lâu đời, trong đó bánh trái chợ quê luôn là thức quà ngon. Những chiếc bánh nếp, bánh tẻ, bánh gai... gói lá chuối vẫn hấp dẫn người mua ở các chợ quê.  
Những người dân buôn bán ở chợ quê phần lớn là nông dân. Hết mùa màng nông vụ họ lại ra chợ tần tảo "mua đằng ngược bán đằng xuôi" để mưu sinh. Không ít người đã phải mang cả con cái đi chợ, vừa trông con, vừa bán hàng. Trong ảnh: Mẹ bận bịu mua bán, một em bé ngủ ngon trên sạp hàng giữa chợ.
Những người dân buôn bán ở chợ quê phần lớn là nông dân. Hết mùa màng nông vụ họ lại ra chợ tần tảo "mua đằng ngược bán đằng xuôi" để mưu sinh. Không ít người đã phải mang cả con cái đi chợ, vừa trông con, vừa bán hàng. Trong ảnh: Mẹ bận bịu mua bán, một em bé ngủ ngon trên sạp hàng giữa chợ.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhiều chợ quê đã được tôn tạo, xây dựng lại khang trang, trở thành nơi buôn bán tấp nập. Nhiều mặt hàng quen thuộc và nghề truyền thống được duy trì, mua bán, sản xuất ngay giữa chợ. Trong ảnh: Hàng thợ rèn ở chợ Bộng, xã Bảo Thành, huyện Yên Thành
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhiều chợ quê đã được tôn tạo, xây dựng lại khang trang, trở thành nơi buôn bán tấp nập. Nhiều mặt hàng quen thuộc và nghề truyền thống được duy trì, mua bán, sản xuất ngay giữa chợ. Trong ảnh: Hàng thợ rèn ở chợ Bộng, xã Bảo Thành, huyện Yên Thành
Từ xưa đến này, chợ quê không chỉ là nơi mua bán, trao đổi, giao lưu mà còn là không gian phản ánh tập quán, văn hóa vùng miền. Dẫu cuộc sống có đổi thay, chợ quê - nơi lưu giữ những nét đẹp truyền thống ở các làng quê vẫn hiện hữu và luôn thân thương, gần gũi với mọi người.
Từ xưa đến này, chợ quê không chỉ là nơi mua bán, trao đổi, giao lưu mà còn là không gian phản ánh tập quán, văn hóa vùng miền. Dẫu cuộc sống có đổi thay, chợ quê - nơi lưu giữ những nét đẹp truyền thống ở các làng quê vẫn hiện hữu và luôn thân thương, gần gũi với mọi người.

Tin mới