Đặc sản trám đen Thanh Chương khan hàng, đội giá

(Baonghean.vn) - Những ngày này, người dân Thanh Chương đang thu hoạch đại trà quả trám đen. Năm nay, trám đen mất mùa nên có giá cao ngay từ đầu vụ.
Ở Nghệ An, trám đen có nhiều ở các huyện, nhưng trám Thanh Chương nổi tiếng hơn cả với chất lượng thơm ngon đặc trưng. Trong ảnh: Vườn trám của gia đình ông Nguyễn Thế Hà xóm 13, xã Thanh Hương.

Ở Nghệ An, trám đen có nhiều ở các huyện, nhưng  trám Thanh Chương nổi tiếng hơn cả với chất lượng thơm ngon đặc trưng. Trong ảnh: Vườn trám của gia đình ông Nguyễn Thế Hà xóm 13, xã Thanh Hương.

Tuy diện tích trồng trám lai đang ngày một tăng, nhưng cây trám cho quả chủ yếu hiện nay là trám tự nhiên, mọc trong vườn, rừng với đặc điểm thân cây cao lớn hàng chục mét, tập trung ở các xã như Cát Văn, Thanh Nho, Hạnh Lâm, Thanh Đức, Thanh Lâm, Thanh Tùng... Hàng năm sản lượng trám quả thu hoạch trong huyện khoảng vài trăm tấn.

Tuy diện tích trồng trám lai đang ngày một tăng, nhưng cây trám cho quả chủ yếu hiện nay là trám tự nhiên, mọc trong vườn, rừng với đặc điểm thân cây cao lớn hàng chục mét, tập trung ở các xã như Cát Văn, Thanh Nho, Hạnh Lâm, Thanh Đức, Thanh Lâm, Thanh Tùng... Hàng năm sản lượng trám quả thu hoạch trong huyện khoảng vài trăm tấn.

Quả trám nhỏ, lúc mới đậu quả có màu xanh, khi chín chuyển thành màu đen bọc một lớp bụi phấn trắng. Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu hoạch trám đen.

Quả trám nhỏ, lúc mới đậu quả có màu xanh, khi chín chuyển thành màu đen bọc một lớp bụi phấn trắng. Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu hoạch trám đen.

4.	Cây trám, thân cao, tán rộng, người hái trám phải trèo lên cây, dùng sào xỉa vào các chùm quả. Dụng cụ hái trám là những miếng kim loại hình trăng khuyết hay lưỡi dao cột chéo vào cây sào, phía trên dùng để cắt, phía dưới dùng treo vào cành. Hái trám, khó khăn nhất là lúc trèo, vì thân cây cao, trơn tru, thẳng đuột, không có chỗ bám víu.
Cây trám thân cao, tán rộng, người hái trám phải trèo lên cây, dùng sào xỉa vào các chùm quả. Dụng cụ hái trám là những miếng kim loại hình trăng khuyết hay lưỡi dao cột chéo vào cây sào, phía trên dùng để cắt, phía dưới dùng treo vào cành. Hái trám, khó khăn nhất là lúc trèo, vì thân cây cao, trơn tru, thẳng đuột, không có chỗ bám víu.
Vào đầu hè, khi quả trám đã lấp ló nơi cuống lá, những người buôn trám sẽ tỏa đi các huyện, lùng khắp các nhà có trám để đặt mua. Khi đã thỏa thuận được với chủ nhà về giá cả, họ đặt lại một ít tiền cọc làm tin, từ vài ba trăm nghìn đến vài triệu đồng, chờ trám chín đến thanh toán rồi thu hoạch. Mỗi cây trám trưởng thành sai quả được bán “non” với giá khoảng vài triệu đồng thậm chí có cây 10 – 15 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Nhị - một người buôn trám lâu năm ở xã Thanh Tiên cho biết: Trám năm nay mất mùa, sản lượng chỉ được 2/3 năm ngoái, nhiều cây chỉ lơ thơ quả. Tuy nhiên, quả thưa thì trám đẹp, to và béo. Trong ảnh: Thu hoạch trám những nơi địa hình cheo leo có thể giăng lưới để hứng. Khi gặp nắng trám thường chín mềm tại chỗ nên phải thu cất nhanh.

Vào đầu hè, khi quả trám đã lấp ló nơi cuống lá, những người buôn trám sẽ tỏa đi các huyện, lùng khắp các nhà có trám để đặt mua. Khi đã thỏa thuận được với chủ nhà về giá cả, họ đặt lại một ít tiền cọc làm tin, từ vài ba trăm nghìn đến vài triệu đồng, chờ trám chín đến thanh toán rồi thu hoạch. Mỗi cây trám trưởng thành sai quả được bán “non” với giá khoảng vài triệu đồng thậm chí có cây 10 – 15 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Nhị - một người buôn trám lâu năm ở xã Thanh Tiên cho biết: Trám năm nay mất mùa, sản lượng chỉ được 2/3 năm ngoái, nhiều cây chỉ lơ thơ quả. Tuy nhiên, quả thưa thì trám đẹp, to và béo. Trong ảnh: Thu hoạch trám những nơi địa hình cheo leo có thể giăng lưới để hứng. Khi gặp nắng trám thường chín mềm tại chỗ nên phải thu cất nhanh.

Do thu hoạch trám lâu năm không mấy dễ dàng, nên hầu hết các chủ trám đều bán cho lái buôn, chỉ một số ít nhà “giữ cây” để hái bán. Một người dân xã Thanh Lâm cho biết: Hai cây trám của gia đình năm ngoái bán 10 triệu đồng, năm nay ít quả, chỉ bán được 4 triệu đồng.

 Do thu hoạch trám lâu năm không mấy dễ dàng, nên hầu hết các chủ trám đều bán cho lái buôn, chỉ một số ít nhà “giữ cây” để hái bán. Một người dân xã Thanh Lâm cho biết: Hai cây trám của gia đình năm ngoái bán 10 triệu đồng, năm nay ít quả, chỉ bán được 4 triệu đồng.

quả đẹp
Đặc sản trám đen Thanh Chương với ưu điểm quả đẹp, chất lượng thơm ngon, là thực phẩm sạch, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như trám om, trám xào, xôi trám... được nhiều người ưa chuộng.
Mỗi mùa trám đến, các địa phương có trám thường hình thành đội ngũ đi hái trám thuê hoặc họ cũng là những lái buôn kiêm nghề trèo trám.

Mỗi mùa trám đến, các địa phương có trám thường hình thành đội ngũ đi hái trám thuê hoặc họ cũng là những lái buôn kiêm nghề trèo trám.

Trám Thanh Chương được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh. Năm nay trám hiếm, các điểm thu mua trám trong huyện đều nhập với giá cao, trên dưới 75 nghìn đồng/kg, còn giá trám bán lẻ ở các chợ, dao động từ 80 - 90 nghìn đồng/kg, cao hơn 15-20 ngàn đồng/kg so với năm ngoái. Đây là vụ trám mất mùa nhưng “đội giá” nhất từ trước đến nay.

Trám Thanh Chương được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh. Năm nay trám hiếm, các điểm thu mua trám trong huyện đều nhập với giá cao, trên dưới 75 nghìn đồng/kg, còn giá trám bán lẻ ở các chợ, dao động từ 80 - 90 nghìn đồng/kg, cao hơn 15-20 ngàn đồng/kg so với năm ngoái. Đây là vụ trám mất mùa nhưng “đội giá” nhất từ trước đến nay.  

Tin mới