Đại biểu HĐND tỉnh nêu nhiều vấn đề về tháo gỡ các 'điểm nghẽn' trong phát triển kinh tế - xã hội

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) -  Thảo luận tại tổ 3, các đại biểu đặt ra nhiều vấn đề băn khoăn liên quan đến các “điểm nghẽn”, tồn tại, hạn chế trong quản lý, điều hành của UBND tỉnh trong năm 2022.
Đồng chí Hoàng Văn Hiệp – Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Đô Lương điều hành phiên thảo luận tổ 3. Ảnh: Mai Hoa

Đồng chí Hoàng Văn Hiệp – Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Đô Lương điều hành phiên thảo luận tổ 3. Ảnh: Mai Hoa

Tham gia tại tổ thảo luận số 3 có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Ngọc Kim Nam – Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Nguyễn Nam Đình – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và các huyện Thanh Chương, Đô Lương, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn.

Đề xuất tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Thảo luận tại tổ 3, các đại biểu đánh giá cao sự điều hành, chỉ đạo của UBND tỉnh, sự tích cực của các sở, ngành và các địa phương, tạo nhiều kết quả tích cực về tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, thu hút đầu tư

Hoạt động của HĐND tỉnh tiếp tục có những đổi mới mạnh mẽ, tổ chức nhiều kỳ họp chuyên đề nhằm giải quyết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn đặt ra, tạo điều kiện cho công tác điều hành, chỉ đạo của UBND tỉnh, tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu nêu một số yêu cầu đổi mới kỳ họp 11, trong đó có đổi mới phiên thảo luận tổ và thảo luận tại hội trường. Ảnh: Mai Hoa

Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu nêu một số yêu cầu đổi mới kỳ họp 11, trong đó có đổi mới phiên thảo luận tổ và thảo luận tại hội trường. Ảnh: Mai Hoa

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng nêu nhiều khó khăn, hạn chế đang đặt ra, kiến nghị HĐND, UBND tỉnh nghiên cứu, đề ra các giải pháp để giải quyết hiệu quả.

Đại biểu Trình Văn Nhã (huyện Thanh Chương) nêu băn khoăn, hiện nay, dự kiến đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 309/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 9 đơn vị cấp huyện đã được công nhận và hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới; như vậy cả tỉnh còn hơn 100 xã, chủ yếu tập trung ở 11 huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế người dân còn khó khăn, cơ sở hạ tầng cần đầu tư lớn, trong đó có huyện Quế Phong đang “trắng” xã nông thôn mới. Vì vậy đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành cấp tỉnh nghiên cứu để tháo gỡ, nhằm thúc đẩy phong trào trên phạm vi toàn tỉnh.

Đại biểu Trình Văn Nhã (huyện Thanh Chương) kiến nghị tỉnh tháo gỡ khó khăn cho các địa phương miền núi trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Mai Hoa

Đại biểu Trình Văn Nhã (huyện Thanh Chương) kiến nghị tỉnh tháo gỡ khó khăn cho các địa phương miền núi trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Mai Hoa

Cũng quan tâm đến xây dựng nông thôn mới, đại biểu Ngô Văn Thành (huyện Nghĩa Đàn) cho rằng, các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc không có nguồn lực, trong khi đó hạ tầng kinh tế, thiết chế văn hoá đều rất khó khăn.

Hiện nay, cùng với nguồn lực chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, tỉnh cần nghiên cứu có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng, thiết chế văn hoá đối với các xã xây dựng nông thôn ở vùng này, có như vậy, các huyện miền núi mới hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Đại biểu Ngọc Kim Nam (huyện Đô Lương) kiến nghị cần linh hoạt trong hỗ trợ xi măng xây dựng nông thôn mới cho các địa phương. Ảnh: Mai Hoa

Đại biểu Ngọc Kim Nam (huyện Đô Lương) kiến nghị cần linh hoạt trong hỗ trợ xi măng xây dựng nông thôn mới cho các địa phương. Ảnh: Mai Hoa

Bên cạnh 2 ý kiến nêu trên, đại biểu Ngọc Kim Nam (huyện Đô Lương) đề xuất Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu đảm bảo linh hoạt trong hỗ trợ xi măng cho các địa phương. Thể hiện ở 2 góc độ, một là giao chủ động cho các địa phương phân bổ xi măng cho các xã trên cơ sở tổng chỉ tiêu xi măng được tỉnh duyệt cho các huyện; hai là cần mở rộng việc hỗ trợ xi măng để làm các công trình khác, chứ không chỉ để làm đường giao thông.

Vấn đề cấp xi măng chậm cho các địa phương cũng được nhiều đại biểu tham gia thảo luận và được lãnh đạo Sở Tài Chính và đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh giải trình làm rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giải trình làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm thuộc lĩnh vực phụ trách. Ảnh: Mai Hoa

Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giải trình làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm thuộc lĩnh vực phụ trách. Ảnh: Mai Hoa

Nghiên cứu tháo gỡ các “điểm nghẽn”

Đại biểu Trần Ngọc Sơn (huyện Tân Kỳ) nêu thực trạng, trong tổng số vụ án được toà án Nhân dân xử lý, số vụ án liên quan đến tranh chấp đất đai, huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ lớn; nguyên nhân do cán bộ, công chức thực thi công vụ hướng dẫn không đầy đủ dẫn đến xảy ra tranh chấp thừa kế, sai lệnh…

Đồng thời xuất hiện tình trạng cán bộ địa chính “làm cò” đã bị xử lý. Vì vậy cần có giải pháp chấn chỉnh, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực này.

Đại biểu Trần Ngọc Sơn (huyện Tân Kỳ) đề xuất nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức địa chính. Ảnh: Mai Hoa

Đại biểu Trần Ngọc Sơn (huyện Tân Kỳ) đề xuất nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức địa chính. Ảnh: Mai Hoa

Một số ý kiến cũng đề xuất UBND tỉnh tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân theo Quyết định số 28 của UBND tỉnh ban hành năm 2021.

Liên quan đến chế độ chính sách tiền lương cho lực lượng bảo vệ rừng cũng được một số đại biểu quan tâm đề cập và được đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông tin, hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh chính sách cho đội ngũ này để trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết về cơ chế đặc thù để thực hiện bắt đầu từ năm 2023.

Đại biểu Hoàng Phú Hiền (huyện Đô Lương) giải trình làm rõ kiến nghị của đại biểu liên quan đến xây dựng hệ thống giao thông. Ảnh: Mai Hoa

Đại biểu Hoàng Phú Hiền (huyện Đô Lương) giải trình làm rõ kiến nghị của đại biểu liên quan đến xây dựng hệ thống giao thông. Ảnh: Mai Hoa

Nhiều ý kiến tại tổ 3 cũng đề cập đến chế độ chính sách cho đội ngũ hoạt động không chuyên trách ở khối, xóm, thôn, bản và các chi hội, chi đoàn. Theo đại biểu Trần Đình Toàn (huyện Đô Lương), trong điều kiện ngân sách của tỉnh chưa đáp ứng cho việc điều chỉnh, đảm bảo thỏa đáng cho đội ngũ này thì tỉnh cần có chủ trương thực hiện thí điểm huy động nguồn xã hội hoá để hỗ trợ những người hoạt động ở xóm.

Một số vấn đề về tình trạng thiếu thuốc, cơ sở vật chất tại các cơ sở y tế; cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông còn hạn chế; bất cập trong quản lý hoạt động khai thác khoáng sản; chủ trương chuyển đổi số ở các sở, ngành và địa phương; bất cập hạ tầng giao thông… cũng được các đại biểu quan tâm đề cập và đề xuất tỉnh có giải pháp tháo gỡ.

Tin mới