'Đại dịch' châu chấu hoành hành ở Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Hiện nay, một số địa bàn ở Nghệ An như Yên Thành, Đô Lương, Con Cuông đang bị châu chấu hoành hành. Đặc biệt, ở huyện Con Cuông như xã Châu Khê, Lạng Khê... nạn dịch này đã tàn phá hết sức nặng nề từ hoa màu cho đến các loài cây nguyên liệu như tre nứa. 

Hằng năm, thường vào mùa sinh trưởng cũng vào thời điểm vụ lúa đông xuân của đồng bào miền Tây sắp sửa kết thúc cũng là lúc mùa châu chấu bắt đầu hoành hành.
Hằng năm, thời điểm vụ lúa đông xuân của đồng bào miền Tây sắp sửa kết thúc cũng là lúc mùa châu chấu bắt đầu hoành hành.
Những con châu chấu non nhanh chóng phát triển.
Những con châu chấu non nhanh chóng phát triển.
Thành châu chấu già, và tàn phá với một tần suất hết sức khủng khiếp.
Thành châu chấu già, và tàn phá với một tần suất hết sức khủng khiếp.
Từ lá ngô, lá mía, lúa, cỏ voi cho đến các loài lá cây trong rừng và đến lá của cây tre.
Từ lá ngô, lá mía, lúa, cỏ voi cho đến các loài lá cây trong rừng, cả đến lá tre. Ghi nhận của phóng viên Báo Nghệ An, hiện nay, trên địa bàn huyện Con Cuông các xã như: Châu Khê, Lạng Khê... đang bị nạn châu chấu tàn phá hoa màu và cây nguyên liệu của người dân.
Ban ngày, khi mặt trời lên, chúng thường nấp vào những cây xanh, hoặc những chỗ nào kín đáo.
Ban ngày, khi mặt trời lên, chúng thường nấp vào những cây xanh, hoặc những chỗ nào kín đáo.
Chiều đến, khi ánh nắng bắt đầu dịu dần cũng là thời điểm chúng bắt đầu đi ăn. Từ những cành cây, bụi cỏ, đùn đùn từng đám châu chấu ngoi lên, bay tứ tung giữa bầu trời như vỡ tổ.
Chiều đến, khi ánh nắng bắt đầu dịu dần cũng là thời điểm chúng bắt đầu đi "ăn". Trên các cành cây, bụi cỏ, châu chấu ngoi lên, đậu kín chặt cành cây và mặt lá
Và bay tứ tung giữa bầu trời. Theo những người dân địa phương ở xã Lạng Khê cho biết, trong vài năm trở lại đây mới xuất hiện nạn dịch châu chấu như hiện nay. Và đặc biệt, năm nay thấy rất nhiều.
Và bay rào rào trên không trung. Theo những người dân địa phương ở xã Lạng Khê cho biết, trong vài năm trở lại đây mới xuất hiện nạn dịch châu chấu như hiện nay. Và đặc biệt, năm nay thấy rất nhiều.
Các loài cây bụi trong rừng cũng bị châu chấu tàn phá trụi. Đó là nguồn thức ăn cho gia súc của nhân dân bấy lâu nay.
Các loài cây bụi trong rừng cũng bị châu chấu phá trụi. Đó là nguồn thức ăn cho gia súc của nhân dân bấy lâu nay.
Theo người dân địa phương ở xã Châu Khê, Con Cuông cho hay, do nạn săn bắt chim làm cảnh và săn bắn các loại chim để ăn thịt đang tạo điều kiện cho loài châu chấu phát triển.
Theo người dân địa phương cho hay, một trong những nguyên nhân khiến châu chấu ngày càng nhiều lên và tàn phá nặng nề là do nạn săn bắt chim làm cảnh và săn bắn các loại chim để ăn thịt phát triển. Không còn nhiều các loài chim bắt sâu, bắt châu chấu nữa nên chúng có dịp hoành hành.
Những chiếc nhành của cây tre trở chỉ còn trơ lại cồi sau khi bị châu chấu tàn phá.
Những  tre chỉ còn trơ lại cồi sau khi bị châu chấu tàn phá.
Hàng chục héc ta tre nguyên liệu của người dân đã và đang bị tàn phá bởi loài côn trùng đáng sợ này.
Hàng chục héc ta tre nguyên liệu của người dân đã và đang bị tàn phá bởi loài côn trùng đáng sợ. 

 Hồ Phương 

TIN LIÊN QUAN

Tin mới