Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính làm rõ phương án sắp xếp cơ sở vật chất sau sáp nhập xã, xóm ở Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) -  Phiên thảo luận hội trường trong Kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII sáng ngày 13/7, trên cơ sở tổng hợp ý kiến tham gia thảo luận tại 4 tổ vào chiều ngày 12/7, chủ toạ điều hành phiên thảo luận tại hội trường, đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đã yêu cầu lãnh đạo Sở Tài chính giải trình các đại biểu HĐND tỉnh và lãnh đạo các huyện, thành, thị xã quan tâm liên quan đến sắp xếp cơ sở vật chất dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập khối, xóm, thôn, bản.
Các đồng chí: Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh điều hành kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Các đồng chí: Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh điều hành kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Dự kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính, đồng chí Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc Sở Tài chính khẳng định: Triển khai chủ trương sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập xóm, Nghệ An là một trong những địa phương được đánh giá thực hiện tốt trong cả nước.

Tuy nhiên sau sáp nhập đặt ra một số bất cập, khó khăn, trong đó có việc sắp xếp, xử lý tài sản công sau sáp nhập, nhất là nhà văn hoá xóm không đáp ứng quy mô hộ dân, nhưng phương án xử lý chậm như các đại biểu HĐND tỉnh và các địa phương phản ánh.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Sở Tài chính giải trình làm rõ phương án sắp xếp cơ sở vật chất sau sáp nhập. Ảnh: Thành Cường

Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Sở Tài chính giải trình làm rõ phương án sắp xếp cơ sở vật chất sau sáp nhập. Ảnh: Thành Cường

Làm rõ nguyên nhân chậm phương án sắp xếp, Phó Giám đốc Sở Tài chính cho rằng, thời gian qua, ở mỗi địa phương có các phương án sắp xếp khác nhau, nơi đề xuất giữ lại, điều chuyển cho đơn vị khác sử dụng để phù hợp với thiết chế văn hóa; nơi đề xuất bán đấu giá nhà văn hóa cũ để lấy nguồn kinh phí đầu tư xây dựng nhà văn hóa mới sau khi lấy ý kiến của người dân, sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý tài sản công theo phương án bán đấu giá, địa phương sẽ quy hoạch một điểm mới, đấu giá địa điểm cũ để lấy nguồn kinh phí xây dựng lại.

Mặt khác, quá trình sắp xếp gặp nhiều vướng mắc, như nhiều khu đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa trích đo, trích lục bản đồ địa chính khu đất, chưa được đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mục đích đất mới…

Các đại biểu tham gia kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Các đại biểu tham gia kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Từ những vướng mắc, khó khăn từ thực tiễn, Sở Tài chính đã xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh và đã có Công văn số 2859 hướng dẫn tháo gỡ theo các hướng:

Đối với các cơ sở nhà, đất đề xuất phương án điều chuyển, giữ lại tiếp tục sử dụng mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trích lục bản đồ địa chính khu đất thì cho phép đơn vị được lấy số liệu về đất trên bản đồ địa chính được phòng tài nguyên và môi trường huyện và các đơn vị liên quan xác nhận.

Đối với các cơ sở nhà, đất đề xuất phương án điều chuyển mà mục đích sử dụng đất chưa được điều chỉnh sang mục đích sử dụng mới thì cho phép đơn vị được đề xuất phương án sắp xếp (trong đó nêu rõ lý do điều chuyển và sự phù hợp tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc cho đơn vị được tiếp nhận theo đúng quy định) và UBND cấp huyện phải có văn bản cam kết đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới.

Trụ sở xã Nam Thượng cũ (huyện Nam Đàn) đang được giao cho xóm quản lý, sử dụng. Ảnh: Mai Hoa

Trụ sở xã Nam Thượng cũ (huyện Nam Đàn) đang được giao cho xóm quản lý, sử dụng. Ảnh: Mai Hoa

Đến thời điểm này, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án sắp xếp cho 1.436/4.302 cơ sở nhà đất; trong đó có 35 cơ sở nhà đất thuộc diện sắp xếp do sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện, 1.401 cơ sở nhà đất thuộc diện sắp xếp do sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập khối, xóm, bản đạt tỷ lệ 33,4%.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng cũng cho rằng, để đẩy nhanh việc sắp xếp quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập trên địa bàn tỉnh, ngày 11/7/2022, Sở Tài chính tiếp tục ban hành Công văn số 2527 và tham mưu UBND dự thảo Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện quản lý và sử dụng tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Trong đó quy định rõ thời hạn và trách nhiệm của từng cấp địa phương, của các sở, ngành, đơn vị liên quan nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2022 hoàn thành 100% phê duyệt phương án sắp xếp; đồng thời thực hiện phương án sắp xếp trước ngày 30/6/2023.

Tin mới