Dân bản dựng nhà cho giáo viên 'vào' năm học mới

(Baonghean.vn) - Mong muốn các thầy cô giáo yên tâm gieo chữ nơi rẻo cao, đầu năm học mới, bà con dân bản lại góp công sức, tiền của giúp các thầy cô sửa sang lại nơi ăn chốn ở.

Hiện tại trên địa bàn huyện Kỳ Sơn còn có hàng trăm điểm trường tạm bợ được dựng lên bằng tranh tre nứa lá. Những giáo viên cắm tại các bản này cũng phải sống trong những túp lều dột nát, đời sống vô cùng khó khăn. Ảnh: Đào Thọ
Hiện tại trên địa bàn huyện Kỳ Sơn còn có hàng trăm điểm trường tạm bợ được dựng lên bằng tranh tre nứa lá. Những giáo viên cắm tại các bản này cũng phải sống trong những túp lều dột nát, đời sống vô cùng khó khăn. Ảnh: Đào Thọ
Với mong muốn giúp các thầy cô yên tâm gieo chữ nơi vùng cao, vùng sâu, cứ đầu năm học mới, bà con dân bản lại góp công sức, tiền của giúp các thầy cô sửa sang lại nơi ăn chốn ở. Tuy nhiên, việc vận chuyển vật liệu vào được những điểm trường này rất khó khăn vì chưa có đường cho xe ô tô vào tận nơi. Ảnh: Đào Thọ
Với mong muốn giúp giáo viên yên tâm gieo chữ nơi vùng cao, vùng sâu, cứ đầu năm học mới, bà con dân bản lại góp công sức, tiền của giúp các thầy cô sửa sang lại nơi ăn chốn ở. Tuy nhiên, việc vận chuyển vật liệu vào được những điểm trường này rất khó khăn vì chưa có đường cho xe ô tô vào tận nơi. Ảnh: Đào Thọ
Nguyên vật liệu chủ yếu được bà con góp lại bằng những thứ có sẵn trong bản làng như gỗ, lá cọ...Ảnh: Đào Thọ
Nguyên vật liệu chủ yếu được bà con góp lại bằng những thứ có sẵn trong bản làng như gỗ, lá cọ... Ảnh: Đào Thọ
Không chỉ có thanh niên trai tráng, các cụ già cũng hăm hở góp công nhằm hoàn thành sớm túp lều tạm cho các thầy cô trước ngày năm học mới bắt đầu. Ảnh: Đào Thọ
Ngoài thanh niên trai tráng, các cụ già cũng tích cực góp công nhằm hoàn thành sớm nhà tạm cho các thầy cô trước ngày năm học mới bắt đầu. Ảnh: Đào Thọ
Thầy Nguyễn Anh Tứ, giáo viên cắm tại bản Nậm Khiên (xã Nậm Càn - Kỳ Sơn) cho hay, năm nay điểm trường này có 8 lớp với hơn 100 học sinh. Học sinh đã có 3 phòng học kiên cố nhưng giáo viên vẫn phải sống trong túp lều dột nát không an toàn, năm nào bà con dân bản cũng phải giúp sửa lại. Ảnh: Đào Thọ
Thầy Nguyễn Anh Tứ, giáo viên cắm tại bản Nậm Khiên (xã Nậm Càn - Kỳ Sơn) cho hay, năm nay điểm trường này có 8 lớp với hơn 100 học sinh. Học sinh đã có 3 phòng học kiên cố nhưng giáo viên vẫn phải ở nhà tạm dột nát không an toàn, năm nào bà con dân bản cũng phải giúp sửa lại. Ảnh: Đào Thọ
Năm học mới sắp bắt đầu, ngoài nỗi lo về chất lượng học sinh, những người giáo viên vùng cao vẫn còn nhiều nỗi lo khác về cơ sở vật chất, trường lớp. Hi vọng của họ là có được một mái trường, một nơi ở kiên cố để gieo chữ. Ảnh: Đào Thọ
Ông Lầu Nhìa Xồng, trưởng bản Nậm Khiên 1 (Nậm Càn - Kỳ Sơn) tâm sự: Không có các thầy cô thì con em mình không có chữ, giúp thầy cô có chỗ ở cũng là giúp mình thôi. Năm nay dân bản quyết định dựng lại nhà mới để an toàn hơn cho các thầy cô yên tâm dạy học. Ảnh: Đào Thọ

 Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN

Tin mới