Ngoài việc được xây dựng thiết kế công phu tạo nên vẻ đẹp "cách tân mà cổ kính", giếng Vụng còn nằm bên cây đa làng cổ thụ "hiếm nơi nào có được. Ảnh: Huy Thư

Đệ nhất giếng làng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Nằm bên gốc đa làng hàng trăm tuổi, giếng Vụng ở xã Trung Phúc Cường (Nam Đàn) là một trong những "đệ nhất" giếng làng to, đẹp, mới được khôi phục ở Nghệ An.
Những người cao tuổi ở thôn Vũng Chùa, xã Trung Phúc Cường cho biết, giếng Vụng được người dân xóm Vụng, làng Trung Cần đào từ xa xưa để lấy nước sinh hoạt. Khi phong trào đào giếng khơi ở các hộ gia đình phát triển thì giếng Vụng bị lãng quên. Sau hàng chục năm chỉ còn dấu tích, giếng Vụng xưa đã được người dân địa phương chung tay khôi phục lại. Ảnh: Huy Thư

Những người cao tuổi ở thôn Vũng Chùa, xã Trung Phúc Cường cho biết, giếng Vụng được người dân xóm Vụng, làng Trung Cần đào từ xa xưa để lấy nước sinh hoạt. Khi phong trào đào giếng khơi ở các hộ gia đình phát triển thì giếng Vụng bị lãng quên. Sau hàng chục năm chỉ còn dấu tích, giếng Vụng xưa đã được người dân địa phương chung tay khôi phục lại. Ảnh: Huy Thư

Trước đây, giếng Vụng là một giếng đất có thành đất cao để chắn nước từ ngoài đồng tràn vào, trong lòng giếng đóng dày cọc tre để chống lở. Giếng có 1 chiếc cầu làm bằng gỗ lim. Nay khôi phục lại, giếng Vụng được xây, ghép bằng nhiều loại đá khác nhau (đá xanh, đá ong...) với kích thước khá lớn. Ảnh: Huy Thư

Trước đây, giếng Vụng là một giếng đất có thành đất cao để chắn nước từ ngoài đồng tràn vào, trong lòng giếng đóng dày cọc tre để chống lở. Giếng có 1 chiếc cầu làm bằng gỗ lim. Nay khôi phục lại, giếng Vụng được xây, ghép bằng nhiều loại đá khác nhau (đá xanh, đá ong...) với kích thước khá lớn. Ảnh: Huy Thư

Đường kính thành giếng 14m, đường kính đáy giếng hơn 7m, chu vi thành giếng gần 44m. Chiều sâu của giếng là 5,5m. Giếng có 1 cửa ở phía Đông với nhiều bậc lên xuống, có 1 cột cờ để treo cờ những ngày lễ, tết. Nền giếng bao quanh thành giếng rộng 2m. Ảnh: Huy Thư

Đường kính thành giếng 14m, đường kính đáy giếng hơn 7m, chu vi thành giếng gần 44m. Chiều sâu của giếng là 5,5m. Giếng có 1 cửa ở phía Đông với nhiều bậc lên xuống, có 1 cột cờ để treo cờ những ngày lễ, tết. Nền giếng bao quanh thành giếng rộng 2m. Ảnh: Huy Thư

Cửa giếng được giới hạn bởi 2 cột trụ đá cao hơn 2,5m, phía trước có gắn 2 con rồng đá. Bên trái cửa giếng (nhìn từ trong ra) là lư hương đá để người dân đến thắp hương cúng thổ địa, Long Quân chúa mạch... bên phải là tảng đá khắc tên giếng bằng chữ thư pháp. Ảnh: Huy Thư

Cửa giếng được giới hạn bởi 2 cột trụ đá cao hơn 2,5m, phía trước có gắn 2 con rồng đá. Bên trái cửa giếng (nhìn từ trong ra) là lư hương đá để người dân đến thắp hương cúng thổ địa, Long Quân chúa mạch... bên phải là tảng đá khắc tên giếng bằng chữ thư pháp. Ảnh: Huy Thư

Đôi rồng đá trước cửa giếng là tác phẩm điêu khắc khá ấn tượng. Cửa giếng có cánh đóng mở, chỉ mở khi cần, đề phòng sự cố Ảnh: Huy Thư

Đôi rồng đá trước cửa giếng là tác phẩm điêu khắc khá ấn tượng. Cửa giếng có cánh đóng mở, chỉ mở khi cần, đề phòng sự cố Ảnh: Huy Thư

Thành giếng được làm nên từ 33 phiến đá và hàng chục cột đá được điêu khắc hình hoa lá, búp sen khá tinh xảo. Kinh phí xây dựng giếng gần 1 tỷ đồng do người dân địa phương và con em xa quê chung tay đóng góp. Ảnh: Huy Thư

Thành giếng được làm nên từ 33 phiến đá và hàng chục cột đá được điêu khắc hình hoa lá, búp sen khá tinh xảo. Kinh phí xây dựng giếng gần 1 tỷ đồng do người dân địa phương và con em xa quê chung tay đóng góp. Ảnh: Huy Thư

Ngoài việc được xây dựng thiết kế công phu tạo nên vẻ đẹp "cách tân mà cổ kính", giếng Vụng còn nằm bên cây đa làng cổ thụ "hiếm nơi nào có được. Ảnh: Huy Thư

Ngoài việc được xây dựng thiết kế công phu tạo nên vẻ đẹp "cách tân mà cổ kính", giếng Vụng còn nằm bên cây đa làng cổ thụ "hiếm nơi nào có được. Ảnh: Huy Thư

Theo người dân địa phương, cây đa này cũng đã có từ lâu đời, cành lá sum suê. Trong quá trình khôi phục giếng, một số cành đa vươn ra phía lòng giếng đã bị chặt bớt, để tránh lá rụng xuống giếng. Ảnh: Huy Thư

Theo người dân địa phương, cây đa này cũng đã có từ lâu đời, cành lá sum suê. Trong quá trình khôi phục giếng, một số cành đa vươn ra phía lòng giếng đã bị chặt bớt, để tránh lá rụng xuống giếng. Ảnh: Huy Thư

Từ khi giếng làng được khôi phục khang trang, khu vực giếng Vụng trở thành nơi vui chơi, giao lưu, hóng mát của nhiều người dân địa phương. Ảnh: Huy Thư

Từ khi giếng làng được khôi phục khang trang, khu vực giếng Vụng trở thành nơi vui chơi, giao lưu, hóng mát của nhiều người dân địa phương. Ảnh: Huy Thư

Ông Nguyễn Phúc Đính (71 tuổi) nguyên Chủ tịch UBND xã Nam Trung, hiện là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Trung Phúc Cường cho biết: Trước đây, giếng Vụng không chỉ cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân trong vùng (xóm Vụng, xóm Gát, xóm Hà) mà còn cung cấp nước cho xưởng quân khí và các đơn vị bộ đội về đóng tại địa phương. Đã gắn bó thân thiết với bao thế hệ người dân làng Trung Cần, việc khôi phục lại giếng Vụng, nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn di tích của quê hương. Ảnh: Huy Thư

Ông Nguyễn Phúc Đính (71 tuổi) nguyên Chủ tịch UBND xã Nam Trung, hiện là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Trung Phúc Cường cho biết: Trước đây, giếng Vụng không chỉ cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân trong vùng (xóm Vụng, xóm Gát, xóm Hà) mà còn cung cấp nước cho xưởng quân khí và các đơn vị bộ đội về đóng tại địa phương. Đã gắn bó thân thiết với bao thế hệ người dân làng Trung Cần, việc khôi phục lại giếng Vụng, nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn di tích của quê hương. Ảnh: Huy Thư

Tin mới