Đêm trắng giành giật sự sống ở khoa Cấp cứu

(Baonghean.vn) - Mỗi ngày, khoa Cấp cứu Bệnh viện HNĐK Nghệ An tiếp nhận khoảng 150-180  bệnh nhân. Vào ban đêm, các y bác sỹ ở đây vẫn miệt mài làm việc hết công suất để giành giật từng sự sống.

Khoa cấp cứu Bệnh viện HNĐK Nghệ An gần khư không có lúc nào dừng hoạt động, bởi cứ hai ba mươi phút lại có một chiếc xe cấp cứu xuất hiện. Ảnh: Thành Cường
Khoa Cấp cứu Bệnh viện HNĐK Nghệ An không có lúc nào dừng hoạt động, bởi cứ hai ba mươi phút lại có một chiếc xe cấp cứu xuất hiện. Ảnh: Thành Cường
Mỗi ca trực có 3 bác sỹ và 5 điều dưỡng. Ca trực đêm thường bắt đầu từ 4 giờ chiều đến 8 giờ sáng ngày hôm sau. Ảnh: Thành Cường
Mỗi ca trực có 3 bác sỹ và 5 điều dưỡng. Ca trực đêm thường bắt đầu từ 4 giờ chiều đến 8 giờ sáng ngày hôm sau. Ảnh: Thành Cường
Vào khoảng thời gian ban đêm là lúc các bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên phải hoạt động hết công suất vì về đêm thường tiếp nhận nhiều ca do TNGT cũng như nhiều trường hợp bệnh nặng. Ảnh: Thành Cường
Vào khoảng thời gian ban đêm là lúc các bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên phải hoạt động hết công suất vì về đêm thường tiếp nhận nhiều ca TNGT cũng như nhiều trường hợp bệnh nặng. Ảnh: Thành Cường
Bình thường, bệnh nhân vào khoa cấp cứu sẽ được sắp xếp ở khu vực đánh giá phân loại. Tại đây, bệnh nhân sẽ được bác sỹ hoặc điều dưỡng có kinh nghiệm kiểm tra trong khoảng 20 - 60 giây để đánh giá phân loại tình trạng sức khỏe. Ảnh: Thành Cường
Bình thường, bệnh nhân vào khoa cấp cứu sẽ được sắp xếp ở khu vực đánh giá phân loại. Tại đây, bệnh nhân sẽ được bác sỹ hoặc điều dưỡng có kinh nghiệm kiểm tra trong khoảng 20 - 60 giây để đánh giá phân loại tình trạng sức khỏe. Ảnh: Thành Cường
Sau khi kiểm tra, các bệnh nhân nguy kịch cần phải can thiệp bằng thủ thuật ngay để đảm bảo sự sống sẽ được chuyển đến
Sau khi kiểm tra, các bệnh nhân nguy kịch cần phải can thiệp bằng thủ thuật ngay để đảm bảo sự sống sẽ được chuyển đến 'Khu vực đỏ' hay còn gọi là khu vực 'Tối cấp cứu'; các bệnh nhân nặng nhưng chưa cần can thiệp bằng thủ thuật thì sẽ được chuyển vào 'Khu vực vàng'; 'Khu vực xanh' là khu vực dành cho bệnh nhân nhẹ cần theo dõi. Ảnh: Thành Cường
Hầu hết người được chở đến đều trong tình trạng nguy kịch. Không ít trường hợp chỉ chậm vài giây là tắt thở, vì thế công tác cấp cứu luôn phải khẩn trương. Ảnh: Thành Cường
Hầu hết người được chở đến đều trong tình trạng nguy kịch. Không ít trường hợp chỉ chậm vài giây là tắt thở, vì thế công tác cấp cứu luôn phải khẩn trương. Nhiều trường hợp gặp phải bệnh nhân nóng tính hoặc do quá đau đớn, không kiểm soát được hành vi khiến cho công việc thăm khám của các bác sỹ vô cùng khó khăn. Ảnh: Thành Cường
Đây là nơi giành lấy mạng sống cho các bệnh nhân.
Đây là nơi giành lấy mạng sống cho các bệnh nhân. 'Có những trường hợp nặng, nguy kịch, nếu ta không tỉnh táo, sơ suất trong chẩn đoán hay bỏ qua 'giờ vàng' cứu chữa bệnh nhân thì điều đáng tiếc dễ xảy ra.' - bác sỹ Nguyễn Hữu Tân, trưởng một ca trực cho biết. Ảnh: Thành Cường
Những cảnh tượng bê bết máu hay thân thể nạn nhân bị biến dạng đã không còn là nỗi sợ hãi hay ám ảnh đối với bác sỹ.
Những cảnh tượng bê bết máu hay thân thể nạn nhân bị biến dạng đã không còn là nỗi sợ hãi hay ám ảnh đối với bác sỹ. 'Mình đã chọn nghề thì phải chấp nhận, nếu ta sợ trước những hình ảnh ấy thì làm sao cứu sống được bệnh nhân' - bác sỹ Đào Thị Hương chia sẻ. Ảnh: Thành Cường
Về gần sáng, bệnh nhân chuyển vào khoa cấp cứu ít dần, các bác sỹ lại tích cực đi hỏi thăm hết bệnh nhân này đến giải quyết các yêu cầu của bệnh nhân khác, công việc kéo dài đến 8 giờ sáng hôm sau khi ca trực kết thúc. Ảnh: Thành Cường
Về gần sáng, bệnh nhân chuyển vào khoa cấp cứu ít dần, các bác sỹ lại tích cực đi hỏi thăm hết bệnh nhân này đến giải quyết các yêu cầu của bệnh nhân khác, công việc kéo dài đến 8 giờ sáng hôm sau khi ca trực kết thúc. Ảnh: Thành Cường

Thành Cường

TIN LIÊN QUAN

Tin mới