Đi lộng đánh bắt hải sản, ngư dân Nghệ An thu nhập tiền triệu mỗi ngày

(Baonghean.vn) - Ngoài khai thác xa bờ thì nghề đi đánh bắt ở vùng biển lộng đã giúp người dân làng biển Quỳnh Lưu (Nghệ An) có nguồn thu nhập khá ổn định.
Khi trời vừa sáng, những chiếc thuyền đi đánh bắt ở vùng lộng ở xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) đã quay về bờ sau mấy giờ đồng hồ đánh bắt ngoài biển. Ảnh Việt Hùng
Khi trời vừa sáng, những chiếc thuyền đi đánh bắt ở vùng lộng ở xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) đã quay về bờ sau mấy giờ đồng hồ đánh bắt ngoài biển. Ảnh: Việt Hùng
Hôm nay do triều cường xuống nên bà con ngư dân phải đậu thuyền cách bờ cả trăm mét. Ai cũng khẩn trương thả neo, trút từng mẻ lưới mắc đầy hải sản xuống xe để vận chuyển về nhà. Ảnh Việt Hùng
Hôm nay do triều cường xuống nên bà con ngư dân phải đậu thuyền cách bờ cả trăm mét. Ai cũng khẩn trương thả neo, trút từng mẻ lưới mắc đầy hải sản xuống xe để vận chuyển về nhà. Ảnh: Việt Hùng
Mặc dù ở tuổi 65, ông Hồ Văn Kiện ở thôn Đại Hải, xã Quỳnh Long vẫn một mình một thuyền đi đánh bắt hải sản trên biển. Ông cho biết, nghề đi lộng (hay còn gọi là nghề đánh bắt gần bờ - PV) xem là nghề chính mang lại thu nhập cho bà con. Nghề lộng thường xuất phát ở nhà từ 2 - 3 giờ sáng và đến khoảng 7 - 8 giờ sáng cùng ngày là quay về bờ. Vào mùa, ngư dân đánh được rất nhiều ghẹ, tôm tít nên có chuyến thu nhập 3 - 4 triệu đồng.. Nay chưa vào mùa nên thu nhập có ít hơn.
Mặc dù ở tuổi 65, ông Hồ Văn Kiện ở thôn Đại Hải, xã Quỳnh Long vẫn một mình một thuyền đi đánh bắt hải sản trên biển. Ông cho biết, nghề đi lộng (hay còn gọi là nghề đánh bắt gần bờ - PV) xem là nghề chính mang lại thu nhập cho bà con. Nghề lộng thường xuất phát ở nhà từ 2 - 3 giờ sáng và đến khoảng 7 - 8 giờ sáng cùng ngày là quay về bờ. Vào mùa, ngư dân đánh được rất nhiều ghẹ, tôm tít nên có chuyến thu nhập 3 - 4 triệu đồng. Nay chưa vào mùa nên thu nhập có ít hơn. Ảnh: Việt Hùng
Bọc lưới mắc đầy cua ghẹ, tôm, cá các loại. Ảnh Việt Hùng
Bọc lưới mắc đầy cua ghẹ, tôm, cá các loại. Ảnh: Việt Hùng
Mỗi thuyền ra khơi đánh ghẹ, ngư dân sử dụng 2 - 3 bọc lưới. Khi thuyền tiến ra biển thì lưới cũng sẽ được thả xuống biển và sau khi hết lưới thì quay lại để thu gom để sớm trở về bờ. Những bọc lưới được đưa xuống xe kéo chở về.
Mỗi thuyền ra khơi đánh ghẹ, ngư dân sử dụng 2 - 3 bọc lưới. Khi thuyền tiến ra biển thì lưới cũng sẽ được thả xuống biển và sau khi hết lưới thì quay lại để thu gom để sớm trở về bờ. Những bọc lưới được đưa xuống xe kéo chở về. Ảnh: Việt Hùng
Đặc trưng của nghề đi lộng là hải sản về đến bờ luôn tươi sống, họ phải huy động nhiều nhân lực để gỡ hải sản đã dính lưới, công việc này mất cả tiếng đồng hồ.
Đặc trưng của nghề đi lộng là hải sản về đến bờ luôn tươi sống, họ phải huy động nhiều nhân lực để gỡ hải sản đã dính lưới, công việc này mất cả tiếng đồng hồ. Ảnh: Việt Hùng
Ghẹ, tôm tít là hải sản đặc trưng của nghề lộng và vô cùng thiết yếu hiện nay, nhất là phục vụ du khách trong mùa du lịch. Ghẹ tươi ngon giá dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/kg; tôm tít loại 1 giá 250.000 - 300.000 đồng/kg. Theo bà con ngư dân, chỉ trừ khi biển động ra còn cứ mang thuyền ra biển ngày nào là có thu nhập ngày ấy, bình quân từ 1 - 2 triệu đồng. Vào mùa khoảng tháng 10 - 11 dương lịch, có chuyến thu nhập 4 - 5 triệu đồng.
Ghẹ, tôm tít là hải sản đặc trưng của nghề lộng và vô cùng thiết yếu hiện nay, nhất là phục vụ du khách trong mùa du lịch. Ghẹ tươi ngon giá dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/kg; tôm tít loại 1 giá 250.000 - 300.000 đồng/kg. Theo bà con ngư dân, chỉ trừ khi biển động ra còn cứ mang thuyền ra biển ngày nào là có thu nhập ngày ấy, bình quân từ 1 - 2 triệu đồng. Vào mùa khoảng tháng 10 - 11 dương lịch, có chuyến thu nhập 4 - 5 triệu đồng. 
Ngoài hơn 700 phương tiện đánh bắt xa bờ, Quỳnh Lưu có hàng trăm chiếc đi nghề lộng tập trung ở Quỳnh Long, Tiến Thủy, Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa.. Nhờ bám biển, đời sống của ngư dân làng biển ngày càng nâng lên, thu nhập bình quân từ 80 - 100 triệu đồng/người/năm. Ảnh Việt Hùng
Ngoài hơn 700 phương tiện đánh bắt xa bờ, Quỳnh Lưu có hàng trăm chiếc đi nghề lộng tập trung ở Quỳnh Long, Tiến Thủy, Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa... Nhờ bám biển, đời sống của ngư dân làng biển ngày càng nâng lên, thu nhập bình quân từ 80 - 100 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Việt Hùng 

Tin mới