Di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở Yên Thành xuống cấp nghiêm trọng

(Baonghean.vn) - Sau hàng trăm năm tồn tại, đền làng Danh, Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật ở xã Lăng Thành (Yên Thành) đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được trùng tu tôn tạo.
Theo các tài liệu, đền làng Danh được khởi công xây dựng vào năm 1816 và đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Đền hiện thờ Bạch Y công chúa và các vị thần có công "bảo quốc hộ dân". Đền có 3 công trình chính: Nghi môn, hạ điện, thượng điện, quy mô không lớn, nhưng có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao, nhất là nghi môn. Đền đã được công nhận là Di tích lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật vào năm 2016. Ảnh: Huy Thư
Theo các tài liệu, đền làng Danh được khởi công xây dựng vào năm 1816 và đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Đền hiện thờ Bạch Y công chúa và các vị thần có công "bảo quốc hộ dân". Đền có 3 công trình chính: Nghi môn, hạ điện, thượng điện, quy mô không lớn, nhưng có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao, nhất là nghi môn. Đền đã được công nhận là Di tích lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật vào năm 2016. Ảnh: Huy Thư
Tồn tại qua hàng trăm năm, các công trình của di tích đều đã xuống cấp, trong đó thượng điện bị hư hỏng nặng nhất. Đây là ngôi nhà 2 gian nằm dọc được thiết kế theo kiểu giá chiêng kẻ chuyền, lợp ngói âm dương. Ảnh: Huy Thư
Tồn tại qua hàng trăm năm, các công trình của di tích đều đã xuống cấp, trong đó thượng điện bị hư hỏng nặng nhất. Đây là ngôi nhà 2 gian nằm dọc được thiết kế theo kiểu giá chiêng kẻ chuyền, lợp ngói âm dương. Ảnh: Huy Thư
Nhìn từ ngoài vào, sự xuống cấp của thượng điện dễ thấy nhất ở trên mái hồi bên phải. Ngói đã bị trụt tạo thành những lỗ hổng lớn. Đường bờ bao bị nứt gãy. Ảnh: Huy Thư
Nhìn từ ngoài vào, sự xuống cấp của thượng điện dễ thấy nhất ở trên mái hồi bên phải. Ngói đã bị trụt tạo thành những lỗ hổng lớn. Đường bờ bao bị nứt gãy. Ảnh: Huy Thư
Khung gỗ bên trong của thượng điện được điêu khắc đẹp. Những kết cấu như giá chiêng, kẻ chuyền đều bị mối ăn mục ruỗng, hư hỏng trầm trọng. Ảnh: Huy Thư
Khung gỗ bên trong của thượng điện được điêu khắc đẹp. Những kết cấu như giá chiêng, kẻ chuyền đều bị mối ăn mục ruỗng, hư hỏng trầm trọng. Ảnh: Huy Thư
Cột giá chiêng và bệ đỡ điêu khắc hình hoa sen nhiều cánh đã bị mối ăn lộng bên trong. Đầu trên của kẻ chuyền bị gãy mộng, dường như chỉ ghép hờ với cột giá chiêng... Tham quan di tích, du khách không khỏi chạnh lòng trước sự xuống cấp của công trình. Ảnh: Huy Thư
Cột giá chiêng và bệ đỡ điêu khắc hình hoa sen nhiều cánh đã bị mối ăn lộng bên trong. Đầu trên của kẻ chuyền bị gãy mộng, dường như chỉ ghép hờ với cột giá chiêng... Tham quan di tích, du khách không khỏi chạnh lòng trước sự xuống cấp của công trình. Ảnh: Huy Thư
Ông Trần Văn Liêu (89 tuổi) - người trông coi Di tích đền làng Danh cho biết: 15 năm trở lại nay, thượng điện đã được tu sửa 2 lần, lần gần nhất cách đây khoảng 8 - 9 năm. Hiện thượng điện đã bị mối ăn mục ruỗng, dễ bị đổ sập bất cứ lúc nào. Ảnh: Huy Thư
Ông Trần Văn Liêu (89 tuổi) - người trông coi Di tích đền làng Danh cho biết: 15 năm trở lại nay, thượng điện đã được tu sửa 2 lần, lần gần nhất cách đây khoảng 8 - 9 năm. Hiện thượng điện đã bị mối ăn mục ruỗng, dễ bị đổ sập bất cứ lúc nào. Ảnh: Huy Thư
Không chỉ thượng điện, hạ điện cũng bị hư hỏng nặng, đặc biệt là các góc nhà, phần gỗ đều bị ngấm nước, mối, mục... Ảnh: Huy Thư
Không chỉ thượng điện, hạ điện cũng bị hư hỏng nặng, đặc biệt là các góc nhà, phần gỗ đều bị ngấm nước, mối, mục... Ảnh: Huy Thư
Góc trái mái trước của hạ điện, một số kết cấu bị gãy mộng tách khỏi cột nhà hoặc không nằm đúng vị trí ban đầu. Ảnh: Huy Thư
Góc trái mái trước của hạ điện, một số kết cấu bị gãy mộng tách khỏi cột nhà hoặc không nằm đúng vị trí ban đầu. Ảnh: Huy Thư
Xung quanh mái nhà của hạ điện và thượng điện, nhiều chỗ, ngói bị gãy, rụng, khiến các kết cấu gỗ, như hoành, kẻ, chắn thủy... bị phơi ngoài trời. Ảnh: Huy Thư
Xung quanh mái nhà của hạ điện và thượng điện, nhiều chỗ, ngói bị gãy, rụng, khiến các kết cấu gỗ, như hoành, kẻ, chắn thủy... bị phơi ngoài trời. Ảnh: Huy Thư
Do ngói âm dương bị sụt theo dãy tạo thành nhiều chỗ dột trên các mái nhà, mỗi khi mưa lớn, nước mưa lại theo các chỗ dột này chảy vào trong nhà... Ông Trần Văn Liêu chia sẻ: Nhìn di tích xuống cấp, chúng tôi cũng thấy đau lòng, rất mong chính quyền, ban ngành các cấp quan tâm, có kế hoạch tu sửa kịp thời. Ảnh: Huy Thư
Do ngói âm dương bị sụt theo dãy tạo thành nhiều chỗ dột trên các mái nhà, mỗi khi mưa lớn, nước mưa lại theo các chỗ dột này chảy vào trong nhà... Ông Trần Văn Liêu chia sẻ: Nhìn di tích xuống cấp, chúng tôi cũng thấy đau lòng, rất mong chính quyền, ban ngành các cấp quan tâm, có kế hoạch tu sửa kịp thời. Ảnh: Huy Thư

Tin mới