'Địa ngục trần gian' Côn Đảo

(Baonghean.vn)- Trong 113 năm từ 1862 đến 1975, khoảng hơn 2 vạn người Việt Nam thuộc diện 'nguy hiểm' bậc nhất đối với nền thống trị của Pháp và Mỹ ở Đông Dương đã bị giam ở 'địa ngục trần gian' Côn Đảo.

Nhà tù Phú Hải ở Côn Đảo. Ảnh: Đức Anh
Nhà tù Côn Đảo (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được Thống đốc Bonard ở Nam Kỳ ký quyết định thành lập ngày 1/2/1862. Đây là một hệ thống nhà tù với nhiều khu vực biệt giam, chuồng cọp. Trại Banh 1 (sau đó được đổi thành trại Phú Hải) là nơi giam giữ đông nhất gồm 10 khám lớn (phòng giam lớn), 20 hầm đá biệt giam, 1 khám đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá. Ảnh: Đức Anh
Hệ thống nhà tù ở Côn Đảo. Ảnh: Đức Anh
Trong hệ thống nhà tù rải khắp cả nước lúc bấy giờ như Sơn La, Buôn Ma Thuột, Hỏa Lò ...., nhà tù Côn Đảo là nhà tù lớn nhất, ác liệt nhất với nhiều nhục hình, đói khát, bệnh tật. Thế nhưng Côn Đảo đã được những người tù cộng sản biến thành chiến trường và trường học cách mạng, đã thực sự trở thành vườn ươm của cách mạng Việt Nam. Ảnh: Đức Anh
Mỗi phòng giam có sức chứa nhiều nhất hơn cả trăm người. Ảnh: Đức Anh
Mỗi phòng giam lớn ở trại Phú Hải chỉ đủ có sức chứa vài chục người nhưng có lúc chúng giam đến cả trăm người. Ảnh: Đức Anh
Phòng giam số 7 ở nhà tù Phú Hải.
Khám 7 hay còn gọi là phòng giam số 7 ở trại Phú Hải là nơi đã từng giam giữ các chiến sỹ cách mạng kiên cường, trong đó có các đồng chí Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh...Đây cũng là nơi ra đời của tờ báo bí mật "Tiến lên" do hai đồng chí Phạm Hùng và Lê Văn Lương phụ trách thời kỳ 1930 -1939. Ảnh: Đức Anh
Hình thức tra tấn bằng xay lúa tại hầm. Ảnh: Đức Anh
Cưỡng bức khổ sai ở hầm xay lúa là hình thức cuối cùng trong danh mục các biện pháp trấn áp ghi trong quy chế nhà tù Côn Đảo. Hầm tối om với 5 cối xay làm bằng vỏ thùng tôn cũ, trong nện đất sét. Phải 6 người tù mới quay nổi cái cối và dưới chân còn mang một quả tạ. Cứ hai người xiềng làm một, tù nhân phải làm quần quật từ 6h sáng đến 5h chiều dưới đòn roi liên tục của các cặp rằng quất vào lưng trần mỗi khi chậm trễ. Ảnh: Đức Anh
Cảnh cõng lúa ở nhà giam Phú Hải.
Do làm việc trong môi trường tối tăm và đầy bụi nên các tù nhân sau 1 năm làm ở đây thường mắc bệnh viêm phổi và mờ mắt. Ảnh: Đức Anh
Hệ thống chuồng cọp ở Côn Đảo. Ảnh: Đức Anh
Trại giam Phú Tường, nơi nổi tiếng với "chuồng cọp", được xây dựng năm 1940, với diện tích hơn 5.000 m2 gồm 120 phòng giam có chấn song sắt phía trên, 60 phòng "tắm nắng" không có mái che. Ảnh: Đức Anh
Cảnh chuồng cọp ở nhà giam Phú Tường. Ảnh: Đức Anh
Bị xiềng đơn, xiềng kép, ăn cơm nhạt, uống nước lã, bắt nhịn đói, vệ sinh tại chỗ là những hình phạt thường được áp dụng tại chuồng cọp này. Những tù chính trị này cũng bị xiềng ngay cả những giờ ra sân "hưởng không khí" Ảnh: Đức Anh
Buồng giam các nữ tù. Ảnh: Đức Anh
Khu biệt giam này bị giấu kín hoàn toàn trong 30 năm và đến tận năm 1970 nó mới được một đoàn dân biểu Mỹ phát hiện. Sự thật phơi bày đã gây chấn động và bàng hoàng với dư luận quốc tế. Trong ảnh: Buồng giam các nữ tù. Ảnh: Đức Anh
Nơi giam giữ những tù nhân nguy hiểm. Ảnh: Đức Anh
Một trong những hình thức tàn độc tại chuồng cọp đó là vào những ngày nắng nóng, cai ngục dội nước lạnh từ trên xuống, sau đó rắc vôi bột để vôi gặp nước gây bỏng cho các tù nhân. Các tù nhân bị giam tại chuồng hầu hết chỉ còn da bọc xương sau một thời gian ngắn. Ảnh: Đức Anh
Cai ngục ở trại giam Phú Tường. Ảnh: Đức Anh
Tàn độc hơn các cai ngục hễ cứ thấy các phản ứng trong buồng giam bất cứ lúc nào đều dùng gậy bịt đầu bằng đồng đâm vào các tù nhân khiến nhiều người bị thương. Ảnh: Đức Anh
Cảnh tra tấn tắm nắng và đổ thùng vệ sinh. Ảnh: Đức Anh
Các tù nhân bị tra tấn bằng màn "tắm nắng" và ôm thùng vệ sinh. Ảnh: Đức Anh
Cảnh tra tấn ở trong phòng tắm nắng. Ảnh: Đức Anh
Tại trại giam Phú Tường, ngay trong các phòng giam "tắm nắng" là nơi thường xuyên các tù nhân bị tra tấn với nhiều ngón đòn ác hiểm nhất, ở đó có cả dùi cui, roi song, roi gân bò, kìm sắt nung, hòm tra điện, kim cắm móng tay. Đã bị đòn ở đây phải là tù nhân gan góc lắm mới không cung khai. Ảnh: Đức Anh
Cảnh bị phơi nắng ở Côn Đảo. Ảnh: An Nhân
Khu phòng tắm nắng là nơi để thực dân giam giữ tù nhân giữa bốn bức tường đá, được bọc dây thép gai. Không chỉ bị tra tấn, họ còn bị lột trần quần áo, phơi nắng phơi sương cho đến chết. Ảnh: An Nhân
Hệ thống chuồng cọp Mỹ ở nhà tù Côn Đảo.Ảnh: Đức Anh
Ngay sau khi tiếp nhận, với lượng tù nhân tăng vọt, đế quốc Mỹ đã cho xây dựng thêm hệ thống chuồng cọp, nên đây được gọi là chuồng cọp kiểu Mỹ. Ảnh: Đức Anh
Hệ thống nuôi bò ở Côn Đảo. Ảnh: Đức Anh
Hệ thống chuồng bò ở Côn Đảo có lúc đã bị biến thành phòng giam các tù nhân. Ảnh: Đức Anh
Hầm phân bò được xây dựng năm 1930, sâu 3m, chứa phân và nước dội rửa chuồng bò, dùng để tra tấn các tù nhân. Trong ngày giải phóng Côn Đảo, lực lượng giải phóng cứu được 2 tù nhân đang bị ngâm ở đây. Ảnh: Đức Anh
Hầm phân bò được xây dựng năm 1930, sâu 3m, chứa phân và nước dội rửa chuồng bò, dùng để tra tấn các tù nhân. Trong ngày giải phóng Côn Đảo, lực lượng giải phóng cứu được 2 tù nhân đang bị ngâm ở đây. Ảnh: Đức Anh
Côn Đảo từ lâu đã trở thành dải đất thân thiết thiêng liêng, nơi ngưỡng mộ và tưởng nhớ của những người cách mạng và nhân dân cả nước. Đây được xem là bàn thờ chung cho cả 3 miền Bắc Trung Nam. Ảnh: Đức Anh
Côn Đảo từ lâu đã được xem là bàn thờ chung của cả nước bởi đây đã là nơi nằm lại của hàng nghìn người con ưu tú của 3 miền Bắc Trung Nam của đất Việt. Đây mãi là dải đất thân thiết thiêng liêng, nơi ngưỡng mộ và tưởng nhớ của những người cách mạng và nhân dân cả nước. Ảnh: Đức Anh


An Nhân - Đức Anh 

TIN LIÊN QUAN

Tin mới