Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam nguy hiểm thế nào?

(Baonghean.vn) - Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn nhà và lợn hoang dại (lợn rừng) do Myxovirrus chứa AND gây ra. Hiện dịch bệnh đang bùng phát mạnh, dấy lên cảnh báo ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy, dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm như thế nào, có ảnh hưởng đến con người không?

1. Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ gần 100 năm trước

Bệnh dịch tả châu Phi khiến lợn bị đỏ da, tím tái và xuất huyết.
Bệnh dịch tả châu Phi khiến lợn bị đỏ da, tím tái và xuất huyết.
Năm 1921, bệnh dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya; sau đó lây lan nhanh chóng, trở thành dịch bệnh tại nhiều nước châu Phi.

Năm 1957, bệnh được phát hiện tại châu Âu; đến năm 2007 - 2008, dịch bệnh này đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu và ở các nước châu Mỹ.

Từ cuối năm 2017 đến tháng 2/2019, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cho biết đã có 20 quốc gia báo cáo có dịch tả lợn châu Phi. Tổng cộng đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy.

Riêng Trung Quốc thông báo tổng cộng có 105 ổ dịch xuất hiện tại 25 tỉnh (trong đó có nhiều ổ dịch xảy ra tại tỉnh Vân Nam và Quảng Đông - gần biên giới Việt Nam). Hiện tại đã có hơn 950.000 con lợn buộc phải tiêu hủy.

Ngày 19/2/2019, ngành thú y Việt Nam đã chính thức công bố xuất hiện 3 ổ dịch tả lợn châu Phi ở 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên.

2. Triệu chứng lâm sàng

Thời gian ủ bệnh thường 5 - 10 ngày. Bệnh xuất hiện đột ngột, lợn sốt cao sốt tới 42 độ C, kéo dài liên tục trong 4 ngày liền... Trong thời gian lợn sốt vẫn linh hoạt, ăn uống bình thường gây cảm giác như lợn hoàn toàn khỏe mạnh, khiến người chăn nuôi không để ý.

Dịch tả lợn châu Phi có 3 thể biểu hiện:

- Thể cấp tính: Lợn sốt cao 42 độ C với thể trạng hoàn toàn bình thường. Nhưng khoảng 48h trước khi chết, lợn bệnh mệt mỏi, nằm bẹp; đi lại khó khăn; chân sau bị bại khiến cho lợn đánh võng khi bị xua đuổi.

Lợn bỏ ăn hoàn toàn, xuất hiện nhiều nốt xuất huyết và nhanh chóng biến thành màu tím thâm bị hoại tử; mủ bắt đầu chảy ra từ lỗ mũi, từ mắt; Trước khi chết xuất hiện tiêu chảy hoặc táo bón.

- Thể mãn tính: thường quan sát thấy ở những nơi bệnh đã thường xuyên xảy ra - dịch lưu cũ... Các triệu chứng thể mãn tính cũng giống như thể cấp tính nhưng có mức độ biểu hiện nhẹ hơn; chủ yếu rối loạn hô hấp và tiêu hóa. Tỷ lệ chết 30- 50%.

- Thể ẩn bệnh (mang trùng): Những lợn bệnh qua khỏi cơn cấp tính và mãn tính đều mang trùng gây bệnh; chúng mang trùng trong một thời gian rất dài, cứ như thế, lợn trong các ổ dịch lưu cữu tự tạo sức đề kháng, ít khi mắc bệnh ở thể lâm sàng.

Tuy nhiên, những lợn này đôi lúc có các triệu chứng sốt ngắt quãng, chảy ken mắt, chảy nước mũi giống các biểu hiện của cúm lợn.

3. Dịch tả lợn châu Phi gây tỉ lệ lợn chết lên đến 100%

Theo Tổ chức Thú y thế giới, bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên lợn; tỉ lệ chết cao, lên đến 100%. Virus được tìm thấy trong máu, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh và chết bởi bệnh này. 

Dịch tả heo châu Phi gây tỉ lệ heo chết lên đến 100%.
Dịch tả lợn châu Phi gây tỉ lệ lợn chết lên đến 100%.
Virus dịch tả lợn châu Phi cũng tồn tại trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn; virus có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, có thể chịu được trong thời gian dài 3 - 6 tháng; virus bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 70 phút, hoặc ở 60°C trong 20 phút.

Loại virus này lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, quần áo và ăn thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.

Virus gây ra bệnh có sức đề kháng cao trong môi trường; lợn sau khi khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính có thể mang virus suốt đời.

4. Dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng đến con người như thế nào?

Bệnh không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Nguyễn Bá Hiên - Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tả lợn không gây bệnh trên người nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt...

Đáng lo ngại là hiện nay, chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả châu Phi. Do đó, giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan.
Đáng lo ngại là hiện nay, chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả châu Phi. Do đó, giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan.
Lợn mang virus tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn tiết canh, ăn thịt lợn bệnh, chưa nấu chín kỹ.

Tin mới