Điểm danh 7 ngôi trường khó khăn nhất Nghệ An trước năm học mới

(Baonghean.vn) - Là tỉnh rộng nhất nước, đường sá đi lại khó khăn, trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An vẫn còn có những ngôi trường hết sức khó khăn.
Điểm trường Na Ngân thuộc trường tiểu học Nga My (xã Nga My, huyện Tương Dương).  Chỉ cách QL 48C chừng 15 km, tuy nhiên, để đến được với điểm trường Na Ngân, thầy cô giáo phải đi xe máy hết hơn 3 giờ đồng hồ với điều kiện trời khô ráo. Trên đường đi phải hơn 30 lần lội suối mới có thể đến được điểm trường. Năm học 2019, tại điểm trường có 54 em học sinh đồng bào Thái theo học cấp tiểu học. Còn các em học sinh thuộc cấp học THCS và THPT buộc phải ra các vùng trung tâm xã, huyện để theo học. Vào mùa mưa, các thầy cô giáo “cắm bản” buộc phải ở lại bản hàng tháng trời vì nước của dòng khe Ngân dâng cao.
Điểm trường Na Ngân thuộc Trường Tiểu học Nga My (xã Nga My, huyện Tương Dương), chỉ cách QL 48C chừng 15 km. Tuy nhiên, để đến được với điểm trường này, thầy cô giáo phải đi xe máy hết hơn 3 giờ đồng hồ với điều kiện trời khô ráo.
Trên đường đi phải hơn 30 lần lội suối mới có thể đến được điểm trường. Năm học 2019, tại điểm trường có 54 em học sinh đồng bào Thái theo học cấp tiểu học. Còn các em học sinh thuộc cấp học THCS và THPT buộc phải ra các vùng trung tâm xã, huyện để theo học. Vào mùa mưa, các thầy cô giáo “cắm bản” buộc phải ở lại bản hàng tháng trời vì nước của dòng khe Ngân dâng cao. Ảnh: Hồ Phương
Điểm trường bản Hạt Ta Vén thuộc trường tiểu học Keng Đu (xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn). Đây được xem là “địa đầu” của tỉnh Nghệ An, cách xa trung tâm tỉnh Nghệ An hơn 400 km. Để lên được điểm trường, thầy cô giáo phải đi qua các loại phương tiện như: Ô tô, xe máy và đi bộ với hơn 1 ngày trời. Đây là điểm trường của gần 50 em học sinh đồng bào Khơ Mú. Đặc biệt, khi đứng ở điểm trường này, chúng ta chỉ cần hướng tầm mắt qua con sông nhỏ là có thể nhìn thấy núi non của nước bạn Lào. Mỗi sáng, có thể nghe rõ mồn một tiếng gà từ bên kia chân núi của nước bạn.
Điểm trường bản Hạt Ta Vén thuộc Trường Tiểu học Keng Đu (xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn). Đây được xem là “địa đầu” của tỉnh Nghệ An, cách TP Vinh hơn 400 km. Để lên được điểm trường, thầy cô giáo phải đi qua các loại phương tiện như: Ô tô, xe máy và đi bộ với hơn 1 ngày trời. Đây là điểm trường của gần 50 em học sinh đồng bào Khơ mú. Đặc biệt, khi đứng ở điểm trường này, chúng ta chỉ cần hướng tầm mắt qua con sông nhỏ là có thể nhìn thấy núi non của nước bạn Lào. Mỗi sáng, có thể nghe rõ tiếng gà gáy từ bên kia chân núi của nước bạn. Ảnh tư liệu
Điểm trường Na Kho và Phia Khăm 2 thuộc trường tiểu học Bắc Lý 1 (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn). Với địa hình đồi núi hiểm trở, trường tiểu học Bắc Lý 1 có 2 điểm trường được xếp vào “top” của những ngôi trường khó khăn nhất của Nghệ An hiện nay đó là điểm trường Phia Khăm 2 và điểm trường Na Kho. Năm học 2019, điểm trường tiểu học Na Kho có khoảng 30 em học sinh theo học tại các lớp 1,2,3. Và điểm trường Phia Khăm 2 có gần 40 em học sinh cũng các lớp 1,2,3. Riêng học sinh lớp 4, lớp 5 phải ra điểm trường chính tại bản  Huồi Cáng 1. Để “gieo chữ” tại hai điểm trường các thầy cô giáo phải đi trước 1 ngày mới có thể lên kịp đứng lớp. Khi mùa mưa đến, các thầy cô giao cũng sẽ chịu cảnh cô lập cùng người dân nơi đây.
Với địa hình đồi núi hiểm trở, Trường Tiểu học Bắc Lý 1 có 2 điểm trường được xếp vào “top” của những ngôi trường khó khăn nhất của Nghệ An hiện nay đó là điểm trường Phia Khăm 2 và điểm trường Na Kho. Năm học 2019, điểm trường Tiểu học Na Kho có khoảng 30 em học sinh theo học tại các lớp 1,2,3. Và điểm trường Phia Khăm 2 có gần 40 em học sinh cũng các lớp 1,2,3. Riêng học sinh lớp 4, lớp 5 phải ra điểm trường chính tại bản Huồi Cáng 1. Để “gieo chữ” tại 2 điểm trường này, các thầy cô giáo phải đi trước 1 ngày mới có thể lên kịp đứng lớp. Khi mùa mưa đến, các thầy cô giáo cũng sẽ chịu cảnh cô lập cùng người dân nơi đây. Ảnh: Hồ Phương
Điểm trường Ải Khe thuộc trường tiểu học Mường Ải (xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn) Đây là điểm trường của quần cư đồng bào Mông, cách trung tâm xã Mường Ải chỉ khoảng 1 giờ đi xe máy trong điều kiện trời khô ráo. Hơn 7 năm nay, điểm trường được biết đến với biệt danh là “trường của các thầy giáo” bởi đường đi lại khó khăn. Khi thời tiết có mưa, hầu hết mọi hoạt động đều bị ngừng trệ vì người đi bộ cũng khó lòng di chuyển trên tuyến đường đất từ trung tâm xã đến bản Ải Khe. Năm học 2019, điểm trường có hơn 20 em học sinh theo học theo các lớp 1,2,3. Còn lớp 4 và lớp 5 buộc phải ra trung tâm xã theo học vì thiếu số lượng học sinh để tổ chức lớp học.
Điểm trường Ải Khe thuộc Trường Tiểu học Mường Ải (xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn). Đây là điểm trường của con em đồng bào Mông, cách trung tâm xã Mường Ải chỉ khoảng 1 giờ đi xe máy trong điều kiện trời khô ráo. Khi có mưa, hầu hết mọi hoạt động đều bị ngừng trệ vì người đi bộ cũng khó lòng di chuyển trên tuyến đường đất từ trung tâm xã đến bản Ải Khe. Năm học 2019, điểm trường có hơn 20 em học sinh theo học theo các lớp 1,2,3. Còn lớp 4 và lớp 5 buộc phải ra trung tâm xã theo học vì thiếu số lượng học sinh để tổ chức lớp học. Ảnh: Thanh Đạt
 
Điểm trường bản Đống Trên, Đống Dưới thuộc trường tiểu học PTCS DTBT Tây Sơn (xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn).  Những em học sinh đồng bào Mông ở bản Đống Trên và Đống Dưới 4 mùa đắp chăn ngủ. Đây được xem là khu dân cư cao nhất Đông Nam Á với độ cao hơn 1500m so với mực nước biển. Mặc dù cơ sở vật chất đã được đầu tư khá khang trang, tuy nhiên KTX cho thầy cô giáo còn hết sức tạm bợ. Để đến được điểm trường này chỉ có thể đi vào trời khô ráo và phải mất hơn 2 giờ đồng hộ leo núi với những con vực cao ngút ngàn. Đặc biệt, khi đi xe máy lên với Đống Trên và Đống Dưới không cho phép một sai lầm nào dù chỉ là rất nhỏ.
Điểm trường bản Đống Trên, Đống Dưới thuộc Trường Tiểu học PTCS DTBT Tây Sơn (xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn). Những em học sinh đồng bào Mông ở bản Đống Trên và Đống Dưới bốn mùa đắp chăn ngủ. Đây được xem là khu dân cư cao nhất Đông Nam Á với độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển. Mặc dù cơ sở vật chất đã được đầu tư khá khang trang, tuy nhiên KTX cho thầy cô giáo còn hết sức tạm bợ. Để đến được điểm trường này chỉ có thể đi vào trời khô ráo và phải mất hơn 2 giờ đồng hộ leo núi với những con vực cao ngút ngàn. Đặc biệt, khi đi xe máy lên với Đống Trên và Đống Dưới không cho phép một sai lầm nào dù chỉ là rất nhỏ. Ảnh tư liệu
Điểm trường Huồi Máy thuộc trường tiểu học Cắm Muộn 2 (xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong). Đây được xem là điểm trường khó khăn nhất của huyện miền núi Quế Phong hiện nay. Với người dân huyện Quế Phong, khi nhắc đến điểm trường Huồi Máy nhiều người đã có cảm giác “rùng mình” vì sự gian nan vất vả của nó. Năm học 2019, điểm trường Huồi Máy có 28 em học sinh với 2 lớp ghép, lớp 1 và 3, lớp 2 và lớp 5. Năm 2019 tại điểm trường đặc biệt này không có học sinh lớp 4. Do đường quá xa và qua nhiều khe suối nên 2 thầy giáo đứng lớp buộc phải “ôm” luôn những môn phụ như: kỹ thuật, nhạc, họa… Đây cũng là điểm trường trong nhiều năm không có cô giáo. Hiện nay, các tấm lợp của trường đã bắt đầu xuống cấp. KTX của thầy giáo cũng đang hết sức tạm bợ.
Điểm trường Huồi Máy thuộc Trường Tiểu học Cắm Muộn 2 (xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong). Đây được xem là điểm trường khó khăn nhất của huyện miền núi Quế Phong hiện nay. Với người dân huyện Quế Phong, khi nhắc đến điểm trường Huồi Máy nhiều người đã có cảm giác “rùng mình” vì sự gian nan vất vả của nó. Năm học 2019, điểm trường Huồi Máy có 28 em học sinh với 2 lớp ghép, lớp 1 và 3, lớp 2 và lớp 5. Năm 2019 tại điểm trường đặc biệt này không có học sinh lớp 4. Do đường quá xa và qua nhiều khe suối nên 2 thầy giáo đứng lớp buộc phải “ôm” luôn những môn phụ như: kỹ thuật, nhạc, họa… Đây cũng là điểm trường trong nhiều năm không có cô giáo. Hiện nay, các tấm lợp của trường đã bắt đầu xuống cấp. KTX của thầy giáo cũng đang hết sức tạm bợ. Trong ảnh, bản làng Huồi Máy và cổng phụ của điểm trường Tiểu học Huồi Máy. Ảnh: Hồ Phương

Tin mới