Điều trị phục hồi sau tổn thương não tại Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An

(Baonghean) - Để phục hồi chức năng sau tổn thương não, hiện nay Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là một trong những địa chỉ tin cậy của rất nhiều bệnh nhân.

Tổn thương não (gồm tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, mổ u não...) không chỉ để lại di chứng rất nặng nề cho chính người bệnh, mà còn gây tâm lý bất ổn cho người nhà bệnh nhân. Những tổn thương này tuy ở mức độ khác nhau nhưng lại dẫn đến tàn tật nhiều nhất. 

Những di chứng nặng nề

Thời điểm giao mùa này lượng bệnh nhân bị tai biến nhập viện khá nhiều. Có mặt tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An - một trong những bệnh viện tuyến tỉnh thời gian qua có nhiều phương pháp trong điều trị tai biến hiệu quả, tại khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, chúng tôi đã được tiếp xúc với nhiều bệnh nhân bị tai biến với độ tuổi khác nhau, mỗi người đang được điều trị theo những phác đồ phù hợp.

Thời gian qua, Bệnh viện đã nỗ lực phục hồi chức năng thành công cho nhiều ca bệnh phức tạp trong đó có bệnh tai biến mạch máu não. Ảnh: Đức Anh
Thời gian qua, Bệnh viện đã nỗ lực phục hồi chức năng thành công cho nhiều ca bệnh phức tạp trong đó có bệnh tai biến mạch máu não. Ảnh: Đức Anh

Ông Nguyễn Tâm (69 tuổi ở phường Hà Huy Tập, TP. Vinh) bị tai biến 12 năm nay, từng đi rất nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh. Và năm nào, ông cũng đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để điều trị, phục hồi các cơ xương khớp, nhất là phục hồi lại khả năng vận động để có thể tự phục vụ bản thân.

Sống chung với bệnh đã hơn 10 năm, có những thời điểm ông cảm thấy chán nản vì hầu như mọi sinh hoạt nhỏ nhất như xúc cơm ăn, bưng nước uống, hay chỉ là lau mặt, đánh răng ông cũng không thể tự làm được vì lúc nào tay ông cũng run lẩy bẩy, chân đứng không vững thế nên muốn làm việc gì cũng phải nhờ vợ, con, cháu hỗ trợ. Từ ngày điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, được các y, bác sỹ, điều dưỡng chăm sóc tận tình, đặc biệt là được Bệnh viện phục hồi bằng các bài tập trên máy hiện đại, ông đã cải thiện hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Tâm (69 tuổi ở phường Hà Huy Tập, TP. Vinh)

Hướng dẫn bệnh nhân tập đi trên thanh song song. Ảnh: Đức Anh
Hướng dẫn bệnh nhân tập đi trên thanh song song. Ảnh: Đức Anh
Còn với ông Lê Anh Sáng (xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương) năm nay 70 tuổi, bị tai biến mạch máu não 20 năm nay. Do không được điều trị kịp thời nên ông để lại di chứng khá nặng nề: không đi lại được, hầu như chỉ ngồi xe lăn để di chuyển, tay chân run rẩy, không cầm nắm được, miệng méo xệch.

Tất cả mọi việc bà đều phải phục vụ ông 20 năm nay. Hơn 1 năm nay, gia đình quyết định chuyển bảo hiểm của ông về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để điều trị, phục hồi sau tai biến mạch máu não. Dịp vừa rồi rất may là có Giáo sư Cao Minh Châu trực tiếp thăm khám, điều trị nên tình trạng sức khỏe của ông thấy tiến triển hơn rất nhiều. Chân tay mềm hơn, ông đã có thể tự cầm cốc để uống nước, nói cũng dễ nghe hơn. Gia đình rất phấn khởi.

Bà Nguyễn Thị Lan - vợ ông Lê Anh Sáng (xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương) 

Tổn thương não không chỉ dừng lại ở tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não mà tổn thương não còn là nguyên nhân gây ra bại não ở trẻ em. Đây là một trong những tổn thương phức tạp, nhiều khó khăn trong công tác điều trị, phục hồi. Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, thời gian qua đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi bị bại não.
Những phương pháp điều trị phục hồi tổn thương não tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Đức Anh
Những phương pháp điều trị phục hồi tổn thương não tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Đức Anh
Còn bà Thuyên (40 tuổi) ở huyện Nghi Lộc sinh con khi ở tuổi 40. Sau sinh đến tháng thứ 9, bé K.B con bà thường ngày vẫn nằm im, không gọi bố mẹ, không ngóc đầu lên được, mà chỉ gồng mình. Sáu năm đi tập vật lý trị liệu, hiện giờ đôi nẹp chân của bé K.B đã tháo đến dưới đầu gối thay vì nẹp lên đến đùi như ngày mới tập, K.B đã đi được đoạn ngắn mà không nhờ đến mẹ dắt, chân tay cũng mềm hơn, ít gồng cứng như trước kia.

Thông thường bệnh nhân phục hồi khá tốt trong 3 tháng đầu, phục hồi chậm hơn ở 3 tháng tiếp theo, ngoài 6 tháng thì phục hồi rất chậm. Do đó, phục hồi chức năng sau tổn thương não đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì tập luyện và tuân thủ theo liệu trình hỗ trợ điều trị của cơ sở y tế. Người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị.

GS. Cao Minh Châu - Trưởng Bộ môn Phục hồi chức năng Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai

Giải pháp phục hồi sau tổn thương não
Hiện Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã thành lập Trung tâm Phục hồi chức năng tai biến mạch máu não để hướng dẫn phòng ngừa tai biến mạch máu não nói riêng và các tổn thương não nói chung cho người dân biết phát hiện nguy cơ để có biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Bệnh viện đã và đang cố gắng làm tốt cả về tuyên truyền phòng ngừa, điều trị di chứng sau tai biến.
Điều trị phục hồi sau tổn thương não tại Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An ảnh 4
Phục hồi tổn thương não bằng phương pháp vật lý trị liệu... Ảnh: Đức Anh
Tuy nhiên, sau tổn thương não, việc phục hồi chức năng sẽ tùy thuộc vào mức độ tàn tật và khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị liệt nửa người và phải nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc người khác thì việc tập luyện là những bài tập thụ động do người chăm sóc giúp đỡ hoặc điều dưỡng viên vật lý trị liệu.

Tập vận động, phục hồi chức năng càng sớm càng tốt là cách duy nhất giúp bệnh nhân giảm các di chứng, biến chứng sau tổn thương não. Thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An với đội ngũ y, bác sỹ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng trong lĩnh vực vật lý trị liệu phục hồi chức năng đã giúp bệnh nhân sớm hồi phục chức năng vận động, đưa người bệnh tái hòa nhập với cộng đồng, xã hội và đem lại cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn. 

ThS. Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An 

Sau khi xảy ra tổn thương não, người bệnh nên tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, việc tập luyện phục hồi chức năng sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn. Mục tiêu chung là nhằm giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động có thể di chuyển được, phục hồi chức năng ngôn ngữ như nghe, nói, hiểu được, sớm hòa nhập với cuộc sống. Di chứng sau tổn thương não để lại khiến cho bệnh nhân khó có thể vận động, đi lại. Để giảm bớt các di chứng và phòng bệnh tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo phác đồ riêng.
Những thực phẩm tốt cho người phục hồi sau tổn thương não
Nguồn amino acid dồi dào nhờ vào những protein có trong thịt gà nạc, cá, đậu đũa, các loại đậu que, đậu Hà Lan… Có thể chọn các món ăn thanh đạm cháo gạo, đậu phụ hoặc đạm động vật trứng gà, thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá, sữa, cũng như các loại trái cây táo, nước cam, quýt, cà chua… Lưu ý cần chế biến thành các món mềm, dễ nhai nuốt, thanh đạm hợp khẩu vị với người bệnh. Đối với người bị hôn mê kéo dài, có thể cho ăn bằng ống qua mũi các món đường, sữa bò, nước cháo, sữa đậu nành, nước ép trái cây, nước rau…
Người bệnh được thay đổi món ăn theo thực đơn phù hợp với từng loại bệnh khác nhau. Ảnh tư liệu
Người bệnh được thay đổi món ăn theo thực đơn phù hợp với từng loại bệnh khác nhau. Ảnh tư liệu
Những loại thực phẩm khác mà bạn cũng nên lưu ý là những loại thức ăn giàu vitamin và khoáng tố. Một vài loại dưỡng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng cho chức năng của não như choline vốn rất quan trọng cho việc hình thành các chất dẫn truyền thần kinh. Chất dẫn truyền thần kinh là những chất giúp truyền đi tín hiệu ở não. Choline được tìm thấy nhiều ở trứng, đậu phộng…
Đồng thời cũng nên loại bỏ những loại thức ăn có chứa chất béo bão hòa, các chất béo hydrogen hóa, thức ăn có chứa nhiều muối vì những loại thực phẩm này sẽ làm tăng tần suất rủi ro bị đột quỵ.

Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”, là “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”.

Mô hình “Bệnh viện - khách sạn xanh - sạch - đẹp” đầu tiên tại Nghệ An. Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.

ĐT Phòng khám: 02383.922.922

ĐT trực 24/24h: 02383.922.922

ĐT nóng: 0966.251.414; 0912.002.210

ĐT Giám đốc: 0912.487.568.

Tin mới