Đình Hoành Sơn - công trình kiến trúc lịch sử độc đáo

(Baonghean.vn) - Đình Hoành Sơn thuộc xã Khánh Sơn (huyện Nam Đàn) được xây dựng và hoàn thành năm 1763, thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ. Đình Hoành Sơn nổi danh bởi có nhiều chạm khắc trang trí trên gỗ độc đáo.
Ảnh: Thành Cường
Tọa lạc trên diện tích khoảng 2.500 m2, đình Hoành Sơn nằm bên hữu ngạn dòng Lam, thuộc xóm 4, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn. Trước đây, đình có tên gọi là đình Nam Hoa, rồi đình Làng Ngang, thuộc tổng Nam Kim. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Căn cứ theo các tư liệu ít ỏi còn ghi chép lại thì đình Hoành Sơn được xây dựng vào tháng Chạp năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 23 (1763) và đến cuối năm sau (Quý Tỵ 1764) thì hoàn thành. Người khởi xướng và chủ sự xây dựng công trình này là Đặng Thạc, cử nhân dưới triều Vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) thuộc dòng dõi thế tộc và có uy quyền nhất vùng. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Đình Hoành Sơn có 8 vì, 7 gian với tổng số 32 cột gỗ lim tròn. Trong đó có 12 cột cái cao 5,75m, đường kính 0,45m và 20 cột quân cao gần 4m, đường kính 0,42m. Bên trong đình, trên dầu hàng cột là tổ hợp các công trình nghệ thuật điêu khắc. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Là ngôi đình của một làng nhỏ, song đình Hoành Sơn lại có quy mô lớn và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đến mức nhiều người phải cho rằng, dân nơi đây đã làm nên “điều không thể”. Các vì kèo liên kết theo cấu trúc “chồng diêm”, có những bức chạm khắc “lưỡng long chầu nguyệt” rất đẹp. Các cột đình đều có đường kính trên 50cm và là cơ sở chịu lực của toàn bộ kết cấu đình. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Các hoa văn trong đình được chạm khắc rất công phu, có độ tinh xảo cao như: bát tiên, cưỡi hạc, đánh cờ, đua thuyền, tứ linh, tứ quý, đại bàng đối xứng từng gian, rồng ổ… thể hiện quan điểm triết lý nhân sinh thấm đẫm tinh thần nhân văn của dân tộc và phản ánh nghệ thuật chạm khắc đã đạt đến trình độ bậc thầy. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Cột đình ở gian chính được chạm nổi hình tượng 2 con rồng lớn đang ôm cột hướng xuống mặt đất. Trên mái đình có hình tượng rồng cuộn, hổ ngồi, nghê chầu; mái ngói được lợp âm dương. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Các con rường được tạo hình các vân xoắn, ở các đấu khắc họa nhiều đề tài phong phú, sinh động như “trúc điểu”, “mai điểu”, rồng, phượng, hoa lá cách điệu... Đặc biệt, tại các ván dong đã khắc họa một số đề tài, điển tích khá đặc sắc như “chèo thuyền” hay điển tích “Bốn vị ẩn cư ở núi Thường Sơn” , “Thành Thang sính Y Doãn”. Các mảng chạm được thể hiện theo lối bong kênh, khắc họa tỉ mỉ hình ảnh, cử chỉ, điệu bộ của các họa tiết, nhân vật khiến bức tranh hết sức sinh động, vô cùng sắc nét, uyển chuyển. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Các vì nách được chạm khắc theo lối bong kênh kết hợp với chạm lộng. Đề tài ở đây, ngoài rồng, phượng còn xuất hiện nhiều hoạt cảnh thể hiện đời sống hết sức bình dị của người dân như bắt cá, đi cày, thổi cơm,....lễ hội, hoặc điển tích dân gian. Ảnh: Thành Cường
Trước đây tại đình thường diễn ra 2 kỳ lễ lớn là lễ kỳ phúc vào tháng 2 và lễ rước thần vào rằm tháng 6 âm lịch. Hiện nay các kỳ lễ bị mai một nhưng đình Hoành Sơn vẫn là một trong những địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh xã Khánh Sơn và vùng phụ cận.
Trước đây tại đình thường diễn ra 2 kỳ lễ lớn là lễ kỳ phúc vào tháng 2 và lễ rước thần vào Rằm tháng 6 âm lịch. Hiện nay các kỳ lễ bị mai một nhưng đình Hoành Sơn vẫn là một trong những địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân xã Khánh Sơn và vùng phụ cận.
250 năm, tọa lạc ngay bên bờ sông Lam, trải qua những biến cố của lịch sử, ngôi đền đã chứng kiến biết bao đổi thay của vùng quê nơi đây. Dự kiến 30/11/ 2020, gắn với lễ kỷ niệm 990 năm danh xưng Nghệ An, đình Hoành Sơn sẽ được đón nhận bằng công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là vinh dự không những của người dân Khánh Sơn, Nam Đàn mà còn của cả nhân dân Nghệ An, miền Trung và cả nước .
250 năm, tọa lạc ngay bên bờ sông Lam, trải qua những biến cố của lịch sử, ngôi đền đã chứng kiến biết bao đổi thay của vùng quê nơi đây. Dự kiến 30/11/ 2020, gắn với lễ kỷ niệm 990 năm danh xưng Nghệ An, đình Hoành Sơn sẽ được đón nhận bằng công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là vinh dự không những của người dân Khánh Sơn, Nam Đàn mà còn của cả nhân dân Nghệ An, miền Trung và cả nước .

Tin mới