Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)

(Baonghean.vn) - Góp ý vào Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là khâu kiểm duyệt phim trên truyền hình và điện ảnh cần đảm bảo thống nhất và chặt chẽ hơn.
Chiều 8/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi). Đồng chí Thái Thị An Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.
Chiều 8/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi). Đồng chí Thái Thị An Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị. Ảnh: Mai Hoa

Luật Điện ảnh được đề xuất sửa đổi lần này gồm 8 chương, 50 điều, quy định về hoạt động điện ảnh; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; quản lý nhà nước về điện ảnh.

So sánh với luật hiện hành, dự thảo luật lần này có 25 điều được chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung và 25 điều quy định mới.

Đồng chí Võ Văn Dũng - Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho rằng, đầu tư cho điện ảnh nên được xem là sự phát triển kinh tế
Đồng chí Võ Văn Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho rằng, đầu tư cho điện ảnh nên được xem là sự phát triển kinh tế "không khói", bởi vậy, Nhà nước cần phải có chủ trương và cơ chế để tạo ra sự thúc đẩy phát triển đủ mạnh cho ngành Điện ảnh. Ảnh: Mai Hoa

Tham gia góp ý vào dự thảo luật, các đại biểu cơ bản đồng tình về bố cục, nội dung của Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi); đồng thời góp ý, đề xuất luật cần đi theo hướng phải đáp ứng nhu cầu tiếp cận điện ảnh của công chúng và mở rộng không gian sáng tạo của người làm điện ảnh nhằm tạo ra nhiều hơn sản phẩm điện ảnh ưu tú và cạnh tranh được khu vực, thế giới.

Bên cạnh quan điểm chung nêu trên, nhiều ý kiến cũng đặt ra những băn khoăn khi dự thảo luật đang còn mang nặng tính bao cấp, sử dụng nguồn ngân sách của Nhà nước.

Bà Nguyễn Thành An - Phó Giám đốc Sở Du Lịch góp ý, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi). Ảnh: Mai Hoa
Bà Nguyễn Thành An - Phó Giám đốc Sở Du lịch góp ý, Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) cần quy định chặt chẽ khâu kiểm duyệt, phát hành phim, đảm bảo không mâu thuẫn với Luật An ninh mạng, Ảnh: Mai Hoa

Bởi vậy, dự thảo luật cần có những quy định khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa trong sản xuất phim, chuyển giao, phổ biến, phát hành phim, xây dựng trường quay hiện đại hay đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Điện ảnh...

Ngân sách Nhà nước chỉ nên tập trung ưu tiên cho việc đặt hàng hoặc hỗ trợ sản xuất các phim phục vụ yêu cầu của Nhà nước.  

Ông Phạm Xuân Cần - Nguyên Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nêu ý kiến liên quan đến quy định đẩy mạnh khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực điện ảnh. Ảnh: Mai Hoa
Ông Phạm Xuân Cần - nguyên Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nêu ý kiến liên quan đến quy định đẩy mạnh khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực điện ảnh. Ảnh: Mai Hoa

Một vấn đề cũng được nhiều ý kiến phân tích, thảo luận sâu liên quan đến quy định phân loại, phát hành, phổ biến phim. Về phân loại phim, thay vì 6 nhóm nên thành 3 nhóm: phim được phổ biến rộng rãi; phim không được phổ biến; phim không được phổ biến dưới 18 tuổi.

Bên cạnh đó, cần quy định chặt chẽ khâu kiểm duyệt, phát hành phim, đảm bảo không mâu thuẫn với Luật An ninh mạng, đặc biệt phải đảm bảo sự công bằng trong khâu kiểm duyệt giữa phim truyền hình và điện ảnh.

Ông Lê Lân - Nguyên Giám đốc trung tâm điện ảnh Nghệ An góp ý, dự thảo luận cần quy định cụ thể, chặt chẽ những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh. Ảnh: Mai Hoa
Ông Lê Lân - nguyên Giám đốc Trung tâm Điện ảnh Nghệ An góp ý, dự thảo luận cần quy định cụ thể, chặt chẽ những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh. Ảnh: Mai Hoa 

Nhiều đại biểu cũng quan tâm góp ý vào quy định những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh đang còn bất cập, cứng nhắc, làm khó khăn cho hoạt động điện ảnh; vì vậy, cần quy định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ và dễ thực hiện, tránh sử dụng những từ ngữ gây vướng mắc khi áp dụng. Trong đó cần làm rõ các nội dung bị cấm liên quan đến các yếu tố xâm hại trẻ em, bạo lực, tình dục, ma quái, hoang đường…

Một số ý kiến cũng góp ý liên quan đến quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về điện ảnh; quy định về quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; quỹ phát triển điện ảnh; vấn đề “nhập khẩu” phim do nước ngoài sản xuất.

Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - Thái Thị An Chung khẳng định, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ nghiên cứu, đề xuất với Quốc hội
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Thị An Chung khẳng định, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ nghiên cứu, đề xuất với Quốc hội tiếp tục điều chỉnh, bổ sung dự thảo luật. Ảnh: Mai Hoa

Ngoài ra, các ý kiến cũng tập trung góp ý nhiều vào câu, chữ trong dự thảo luật đảm bảo chặt chẽ, đúng ngữ nghĩa và dễ thực hiện khi luật ban hành có hiệu lực.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các đại biểu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tổng hợp, nghiên cứu và gửi báo cáo đề xuất đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa phù hợp. 

Tin mới