Đoàn lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị

(Baonghean.vn) - Sau khi dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, đoàn đại biểu đã tham quan Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị, nghe kể về những câu chuyện cảm động trong trận đánh khốc liệt gần nửa thế kỷ trước.
Ngày 5/7, sau khi dâng hương, dâng hoa các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9, đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An tiếp tục tới Thành cổ Quảng Trị. Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 71 năm Ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2018). Ảnh: Tiến Hùng

Ngày 5/7, sau khi dâng hương, dâng hoa các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9, đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An tiếp tục tới Thành cổ Quảng Trị. Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 71 năm Ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2018). Ảnh: Tiến Hùng

Đoàn do đồng chí Hồ Phúc Hợp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy dẫn đầu. Cùng đi còn có các đồng chí: Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Phạm Trọng Hoàng - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Đoàn Hồng Vũ - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Ngoài ra trong đoàn còn có đại diện lãnh đạo các ban Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong tỉnh. Ảnh: Tiến Hùng

Đoàn do đồng chí Hồ Phúc Hợp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy dẫn đầu. Cùng đi còn có các đồng chí: Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Phạm Trọng Hoàng - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Đoàn Hồng Vũ - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Ngoài ra trong đoàn còn có đại diện lãnh đạo các ban Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong tỉnh. Ảnh: Tiến Hùng

Sau khi dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, đoàn đại biểu đã tham quan Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị, nghe kể về những câu chuyện cảm động trong trận đánh khốc liệt gần nửa thế kỷ trước. Thành cổ Quảng Trị tọa lạc ở trung tâm của thị xã Quảng Trị, được xây dựng từ thời vua Minh Mạng. Ảnh: Tiến Hùng
Sau khi dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, đoàn đại biểu đã tham quan Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị, nghe kể về những câu chuyện cảm động trong trận đánh khốc liệt gần nửa thế kỷ trước.

Thành cổ Quảng Trị tọa lạc ở trung tâm của thị xã Quảng Trị, được xây dựng từ thời vua Minh Mạng. Ảnh: Tiến Hùng

Thành cổ Quảng Trị nổi tiếng là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm giữa lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với liên minh Quân đội Hoa Kỳ-Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đội quân này có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực từ pháo hạng nặng, pháo hạm và B-52 ném bom của quân đội Mỹ. Đây là trận đánh gây thiệt hại nặng cho cả hai bên và được đánh giá là trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc chiến. Trận chiến giằng co kéo dài từ ngày 28/6 đến tối 15/9, được gọi với cái tên “Mùa hè đỏ lửa 1972”, khiến hàng nghìn chiến sỹ mãi nằm xuống ở vùng đất này. Ảnh: Tiến Hùng

Thành cổ Quảng Trị nổi tiếng là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm giữa lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với liên minh Quân đội Hoa Kỳ-Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đội quân này có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực từ pháo hạng nặng, pháo hạm và B-52 ném bom của quân đội Mỹ. Đây là trận đánh gây thiệt hại nặng cho cả hai bên và được đánh giá là trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc chiến. Trận chiến giằng co kéo dài từ ngày 28/6 đến tối 15/9, được gọi với cái tên “Mùa hè đỏ lửa 1972”, khiến hàng nghìn chiến sỹ mãi nằm xuống ở vùng đất này. Ảnh: Tiến Hùng

Những loại bom được sử dụng trong "Mùa hè đỏ lửa 1972". Hiện nay khu Thành cổ Quảng Trị rộng 16 ha là một phần của Khu di tích Thành cổ Quảng Trị, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam. Do mật độ bom đạn rất cao và kéo dài nên hầu hết bộ đội Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tử trận trong Thành cổ Quảng Trị đều bị vùi lấp. Ảnh: Tiến Hùng
Những loại bom được sử dụng trong "Mùa hè đỏ lửa 1972". Hiện nay khu Thành cổ Quảng Trị rộng 16 ha là một phần của Khu di tích Thành cổ Quảng Trị, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam. Do mật độ bom đạn rất cao và kéo dài nên hầu hết bộ đội Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tử trận trong Thành cổ Quảng Trị đều bị vùi lấp. Ảnh: Tiến Hùng
Một góc Thành cổ Quảng Trị hiện nay. Nơi đây được xây dựng thành nơi yên nghỉ chung cho những người đang nằm trong lòng đất với nhiều cây xanh, đài tưởng niệm, bảo tàng. Ảnh: Tiến Hùng.

Một góc Thành cổ Quảng Trị hiện nay. Nơi đây được xây dựng thành nơi yên nghỉ chung cho những người đang nằm trong lòng đất với nhiều cây xanh, đài tưởng niệm, bảo tàng. Ảnh: Tiến Hùng.

Tin mới