Độc đáo bia cổ bốn mặt chữ ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tồn tại hơn 300 năm, bia đá Kiên Nghĩa tại đền thờ Trần Hưng Nhượng ở xóm Xuân Hòa, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương được xem là tấm bia cổ độc đáo, có giá trị lớn trong nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật.
1.    Bia Kiên Nghĩa nằm trong khuôn viên đền thờ Trần Hưng Nhượng thuộc cụm di tích  đền thờ Quận công Trần Hưng Học – Trần Hưng Nhượng ở xã Thanh Xuân. ( Di tích lịch sử Quốc gia năm từ năm 1996). Ảnh: Huy Thư
Bia Kiên Nghĩa nằm trong khuôn viên đền thờ Trần Hưng Nhượng thuộc cụm di tích đền thờ Quận công Trần Hưng Học – Trần Hưng Nhượng ở xã Thanh Xuân (Di tích lịch sử Quốc gia từ năm 1996). Ảnh: Huy Thư
2.     Theo cụ Trần Thận (75 tuổi) – người trông coi đền thờ,  trước đây, bia được dựng chính giữa sân đền, năm 1998, trong quá trình tôn tạo di tích,  bia đã được dời về bên trái đền (khoảng giữa nhà thượng và nhà hạ), xây dựng nhà che quy củ. Ảnh: Huy ThưTheo cụ Trần Thận (75 tuổi) – người trông coi đền thờ, trước đây, bia được dựng chính giữa sân đền. Năm 1998, trong quá trình tôn tạo di tích, bia đã được dời về bên trái đền (khoảng giữa nhà thượng và nhà hạ);
được xây dựng nhà che quy củ. Ảnh: Huy Thư
3.     Không như nhiều bia đá khác, thường làm bằng đá xanh, khắc chữ 2 ở mặt, bia Kiên Nghĩa là một khối đá cẩm thạch hình trụ tứ giác, khắc chữ 4 mặt, có cấu trúc hài hòa, cân đối như một đài sen. Các mặt của bia được trang trí giống nhau: ở đường diềm dưới, chạm nổi hình hai con sư tử nằm phủ phục chầu vào giữa, ở giữa là cảnh núi rừng trùng điệp, đường diềm hai bên cạnh bia là họa tiết dây leo hoa cúc. Ảnh: Huy Thư
Không như nhiều bia đá khác, thường làm bằng đá xanh, khắc chữ ở  2 mặt, bia Kiên Nghĩa là một khối đá cẩm thạch hình trụ tứ giác, khắc chữ 4 mặt, có cấu trúc hài hòa, cân đối như một đài sen. Các mặt của bia được trang trí giống nhau: ở đường diềm dưới, chạm nổi hình hai con sư tử nằm phủ phục chầu, ở giữa là cảnh núi rừng trùng điệp, đường diềm hai bên cạnh bia là họa tiết dây leo hoa cúc. Ảnh: Huy Thư
4.    Đỉnh bia trông như đỉnh một chiếc kiệu. 4 phía, nơi giật cấp giao giữa đỉnh và thân bia đều khắc nổi các chữ Hán lớn. Mặt trước có 3 chữ: Kiên Nghĩa bi, 3 mặt còn lại gồm các chữ: sự tích, lịch tự, công danh. Ảnh: Huy Thư
Đỉnh bia trông như đỉnh một chiếc kiệu. 4 phía, nơi giật cấp giao giữa đỉnh và thân bia đều khắc nổi các chữ Hán lớn. Mặt trước có 3 chữ: Kiên Nghĩa bi, 3 mặt còn lại gồm các chữ: sự tích, lịch tự, công danh. Ảnh: Huy Thư
6.    Bốn mặt thân bia đều khắc chữ Hán, ghi rõ hoàn cảnh xuất thân, công danh, sự nghiệp “hộ quốc an dân” của 2 vị Quận công Trần Hưng Học (1631 - 1673) và Trần Hưng Nhượng (1635 – 1710). Văn bia do Thám hoa Võ Thạnh viết năm Chính Hòa thứ 19 (Mậu Dần – 1699). Ảnh: Huy Thư
Bốn mặt thân bia đều khắc chữ Hán, ghi rõ hoàn cảnh xuất thân, công danh, sự nghiệp “Hộ quốc an dân” của 2 vị Quận công Trần Hưng Học (1631 - 1673) và Trần Hưng Nhượng (1635 – 1710). Văn bia do Thám hoa Võ Thạnh viết năm Chính Hòa thứ 19 (Mậu Dần – 1699). Ảnh: Huy Thư
7.    Trong quá trình tôn tạo di dích, một “bia dịch” khắc chữ Việt có kiến trúc gần giống bia Kiên Nghĩa đã được dựng lên bên phải đền. Từ trong đền thượng đi ra, hai nhà bia đối xứng nhau qua sân nhỏ. Qua tấm “bia dịch” này, người xem có thể nhanh chóng hiểu hơn nội dung văn bia Kiên Nghĩa. Ảnh: Huy Thư
 Trong quá trình tôn tạo di tích, một “bia dịch” khắc chữ Việt có kiến trúc gần giống bia Kiên Nghĩa đã được dựng bên phải đền. Từ trong đền thượng đi ra, hai nhà bia đối xứng nhau qua sân nhỏ. Qua tấm “bia dịch” này, người xem có thể nhanh chóng hiểu hơn nội dung văn bia Kiên Nghĩa. Ảnh: Huy Thư
8.    Bia Kiên Nghĩa được tạo tác độc đáo, thẩm mỹ, không chỉ là nguồn tư liệu quý trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp của 2 vị Quận công họ Trần, về lịch sử dân tộc, mà còn giúp mọi người hiểu thêm về trình độ điêu khắc đá của cha ông ta ở thế kỷ 17. Ảnh: Huy Thư
Bia Kiên Nghĩa được tạo tác độc đáo, thẩm mỹ, không chỉ là nguồn tư liệu quý trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp của 2 vị Quận công họ Trần, về lịch sử dân tộc, mà còn giúp mọi người hiểu thêm về trình độ điêu khắc đá của cha ông ta ở thế kỷ XVII. Ảnh: Huy Thư

Tin mới