Độc lạ nghề nuôi ong 'tử thần' ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ong vò vẽ được xem là "tử thần" nếu bị chúng tấn công. Vậy mà nhiều người dân ở huyện lúa Yên Thành (Nghệ An) lại liều lĩnh vào rừng bắt sống cả tổ mang về nuôi trong vườn nhà.
Clip: Xuân Hoàng
Ong vò vẽ tấn công rất hung dữ mỗi khi có người đến gần tổ, tuy nhiên nhiều người dân trên địa bàn xã Lăng Thành, huyện Yên Thành lại vào rừng tìm tổ ong để bắt sống mang về nuôi. Ông Đoàn Bá Nghĩa ở xóm Làng Nghè, xã Lăng Thành hiện đang nuôi trên 100 tổ ong vò vẽ ngay trong vườn nhà mình. Ảnh: Xuân Hoàng
Ong vò vẽ tấn công rất hung dữ mỗi khi có người đến gần tổ, tuy nhiên nhiều người dân trên địa bàn xã Lăng Thành, huyện Yên Thành lại vào rừng tìm tổ ong để bắt sống mang về nuôi. Ông Đoàn Bá Nghĩa ở xóm Làng Nghè, xã Lăng Thành hiện đang nuôi trên 100 tổ ong vò vẽ ngay trong vườn nhà mình. Ảnh: Xuân Hoàng
Hầu hết dưới các gốc cây ăn quả trong vườn của gia đình ông Đoàn Bá Nghĩa đều có tổ ong vò vẽ, do vậy không ai dám đến gần, ngoại trừ khi chủ nhà mặc đồ bảo hộ vào. Ảnh: Xuân Hoàng
Hầu hết dưới các gốc cây ăn quả trong vườn của gia đình ông Đoàn Bá Nghĩa đều có tổ ong vò vẽ, do vậy không ai dám đến gần, ngoại trừ khi chủ nhà mặc đồ bảo hộ vào. Ảnh: Xuân Hoàng
Khi bắt trong rừng, mỗi tổ ong vò vẽ chỉ to bằng nắm tay, sau thời gian nuôi khoảng 1 tháng, tổ ong phát triển khá nhanh, có thể cho thu hoạch được. Bà con cho biết, ong vò vẽ thu hoạch từ tháng 6 đến 15/8 là kết thúc. 1 tổ ong cho thu hoạch từ 3 - 4 kg, trị giá 600.000 đến 800.000 đồng. Ảnh: Xuân Hoàng
Khi bắt trong rừng, mỗi tổ ong vò vẽ chỉ to bằng nắm tay, sau thời gian nuôi khoảng 1 tháng, tổ ong phát triển khá nhanh, có thể cho thu hoạch được. Bà con cho biết, ong vò vẽ thu hoạch từ tháng 6 đến 15/8 là kết thúc. 1 tổ ong cho thu hoạch từ 3 - 4 kg, trị giá 600.000 đến 800.000 đồng. Ảnh: Xuân Hoàng
Những con ong có nhiệm vụ canh gác thường xuyên đậu bên miệng tổ ong, sẵn sàng tấn công khi có người hoặc động vật khác đến gần. Ông Đoàn Bá Nghĩa cho biết, mỗi tổ ong nuôi trong vườn nhà có thể thu hoạch 2 lần. Lần đầu chỉ cần bóc hết phần vỏ phía dưới, sau đó cắt 2 - 3 tầng to nhất phía dưới, để nguyên 1 tầng trên cùng lại để ong tiếp tục xây lại tổ. Ảnh: Xuân Hoàng
Những con ong có nhiệm vụ canh gác thường xuyên đậu bên miệng tổ ong, sẵn sàng tấn công khi có người hoặc động vật khác đến gần. Ông Đoàn Bá Nghĩa cho biết, mỗi tổ ong nuôi trong vườn nhà có thể thu hoạch 2 lần. Lần đầu chỉ cần bóc hết phần vỏ phía dưới, sau đó cắt 2 - 3 tầng to nhất phía dưới, để nguyên 1 tầng trên cùng lại để ong tiếp tục xây lại tổ. Ảnh: Xuân Hoàng
Để an toàn cho người và vật nuôi khác trong quá trình nuôi ong trong vườn nhà, những hộ nuôi ong phải sử dụng lưới để rào các lối ra vào vườn, tuyệt đối không cho trẻ em ra vườn, tránh bị ong tấn công. Ảnh: Xuân Hoàng
Để an toàn cho người và vật nuôi khác trong quá trình nuôi ong trong vườn nhà, những hộ nuôi ong phải sử dụng lưới để rào các lối ra vào vườn, tuyệt đối không cho trẻ em ra vườn, tránh bị ong tấn công. Ảnh: Xuân Hoàng 
Những người nuôi ong vò vẽ trong vườn nhà cho biết, do số lượng tổ ong nhiều trong một điện tích, nên hàng ngày cho ong ăn thêm thức ăn là cá ao hồ. Cá để nguyên cả con, khi đưa ra vườn, cả đàn ong tập trung vào ăn và mang mồi về cho những con có nhiệm vụ sinh sản và canh gác tổ. Ảnh: Xuân Hoàng
Những người nuôi ong vò vẽ trong vườn nhà cho biết, do số lượng tổ ong nhiều trong một điện tích, nên hàng ngày cho ong ăn thêm thức ăn là cá ao hồ. Cá để nguyên cả con, khi đưa ra vườn, cả đàn ong tập trung vào ăn và mang mồi về cho những con có nhiệm vụ sinh sản và canh gác tổ. Ảnh: Xuân Hoàng
Cạnh bên gia đình ông Nghĩa còn có gia đình anh Nguyên Bá Trọng đang nuôi gần 100 tổ ong vò vẽ. Không những nuôi ong ngoài gốc cây, anh Trọng còn tận dụng hệ thống chuồng trại chăn nuôi đang bỏ không để đặt tổ ong vào nuôi. Dù năm đầu nuôi ong nhưng anh Trọng rất thích thú. Anh Trọng chia sẻ, trước đây vào rừng gặp tổ ong nào, dù nhỏ hay lớn đều phá tổ lấy tầng là rất lãng phí, do vậy anh nghĩ đến việc bắt sống cả tổ về nuôi, tránh lãng phí và có thu nhập. Ảnh: Xuân Hoàng
Cạnh bên gia đình ông Nghĩa còn có gia đình anh Nguyên Bá Trọng đang nuôi gần 100 tổ ong vò vẽ. Không những nuôi ong ngoài gốc cây, anh Trọng còn tận dụng hệ thống chuồng trại chăn nuôi đang bỏ không để đặt tổ ong vào nuôi. Dù năm đầu nuôi ong nhưng anh Trọng rất thích thú. Anh Trọng chia sẻ, trước đây vào rừng gặp tổ ong nào, dù nhỏ hay lớn đều phá tổ lấy tầng là rất lãng phí, do vậy anh nghĩ đến việc bắt sống cả tổ về nuôi, tránh lãng phí và có thu nhập. Ảnh: Xuân Hoàng
Khi thu hoạch ong, mặc đồ nhái vào, ong không thể đốt được nên chủ nuôi khá yên tâm. Hiện nay 1 kg tầng ong có giá 200.000 đồng. Nhộng ong chế biến thành món ăn ngon, nên tiêu thụ tốt ngay trên địa bàn. Theo ông Nguyễn Hồ Sơn - Chủ tịch UBND xã Lăng Thành cho biết, hiện trên địa bàn xã có khoảng 10 hộ bắt ong vò vẽ về nuôi trong vườn nhà. Vì loài ong này rất hung dữ, có thể đốt người dẫn đến tử vong, do vậy địa phương khuyến cáo bà con cần thận trọng trong quá trình nuôi. Tìm hiểu được biết, ngoài xã Lăng Thành có nhiều người ở các địa phương khác đang nuôi loài ong nguy hiểm này trong vườn nhà. Ảnh: Xuân Hoàng
Khi thu hoạch ong, mặc đồ nhái vào, ong không thể đốt được nên chủ nuôi khá yên tâm. Hiện nay 1 kg tầng ong có giá 200.000 đồng. Nhộng ong chế biến thành món ăn ngon, nên tiêu thụ tốt ngay trên địa bàn. Theo ông Nguyễn Hồ Sơn - Chủ tịch UBND xã Lăng Thành cho biết, hiện trên địa bàn xã có khoảng 10 hộ bắt ong vò vẽ về nuôi trong vườn nhà. Vì loài ong này rất hung dữ, có thể đốt người dẫn đến tử vong, do vậy địa phương khuyến cáo bà con cần thận trọng trong quá trình nuôi. Tìm hiểu được biết, ngoài xã Lăng Thành có nhiều người ở các địa phương khác đang nuôi loài ong nguy hiểm này trong vườn nhà. Ảnh: Xuân Hoàng

Tin mới