Dòng họ được 5 đời vua ban tặng 9 sắc phong

(Baonghean.vn) - Dòng họ Nguyễn Sỹ tại làng Tú Viên (Thanh Lương, Thanh Chương) lâu nay vẫn được biết đến là chiếc nôi nuôi dưỡng nhiều thế hệ “anh tài”. Trong đó có 2 nhân vật xuất chúng là Nguyễn Sỹ Xung và Nguyễn Sỹ Ẩn đã được 5 đời vua phong tặng 9 sắc phong.

Nhà thờ Đại tôn  là nơi còn lưu giữ các sắc phong của dòng họ. Bởi nhiều biến biến động của thời gian, đến nay chỉ còn 4 sắc phong của võ tướng Nguyễn Sỹ Xung, còn 5 sắc phong còn lại do sự biến động của thời gian đến nay đã không còn.
Sắc phong là văn bản truyền mệnh lệnh của Vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức hay khen thưởng những người có công với đất nước . Sắc phong truyền tải lại cho hậu thế các tư liệu quý giá về công lao và biểu thị sự tôn vinh của vương triều và cộng đồng cư dân với nhân vật đó. Hiện nhà thờ Đại tôn của dòng họ Nguyễn Sỹ còn lưu giữ các sắc phong của dòng họ. Qua nhiều  biến động của thời gian, đến nay chỉ còn 4 sắc phong của võ tướng Nguyễn Sỹ Xung, 5 sắc phong còn lại đến nay đã không còn.
Trong 4 sắc phong còn lưu giữ do các đời vua ban tặng cho Võ tướng Nguyễn Sỹ Xung có 2 sắc phong từ thời vua Lê Hiến Toong,  một sắc phong của vua Quang Trung Nguyễn Huệ và một sắc phong của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc.
Trong 4 sắc phong còn lưu giữ do các đời vua ban tặng cho Võ tướng Nguyễn Sỹ Xung có 2 sắc phong từ thời vua Lê Hiến Tông, một sắc phong của vua Quang Trung Nguyễn Huệ và một sắc phong của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc.
Võ tướng Nguyễn Sỹ Xung sinh năm 1750, dưới triều Lê – Tây Sơn ông từng đảm chức “Tráng tiết tướng quân thiên hộ”. Trong chiến dịch đại phá quân Thanh năm 1789 ngài đã góp công lớn khi đánh tan 29 vạn quân địch để giải phóng Thăng Long.
Võ tướng Nguyễn Sỹ Xung sinh năm 1750, dưới triều Lê – Tây Sơn ông từng đảm chức “Tráng tiết tướng quân thiên hộ”. Trong chiến dịch đại phá quân Thanh năm 1789 ông đã góp công lớn khi đánh tan 29 vạn quân địch để giải phóng Thăng Long. Trong ảnh là sắc phong từ thời vua Lê Hiến Tông ban tặng.
Với những công trạng to lớn của mình, ngài được ban thưởng đạo sắc rồng, mũ tướng.
Với những công trạng to lớn của mình, ngài được Vua ban thưởng đạo sắc rồng, mũ tướng.
Chiếc mũ tướng của ngài còn được con cháu của dòng họ, đây được xem là “báu vật” mà đời đời con cháu Nguyễn Sỹ luôn hết sức trân trọng và gìn giữ.
Chiếc mũ tướng của ngài còn được con cháu của dòng họ, đây được xem là “báu vật” mà đời đời con cháu Nguyễn Sỹ luôn hết sức trân trọng và gìn giữ.
Mũ được làm từ gỗ quý với những đường nét cham khắc tinh xảo
Mũ được làm từ gỗ quý với những đường nét chạm khắc tinh xảo
Theo ông Nguyễn Sỹ Ba, một thành viên của Hội đồng Gia tộc họ Nguyễn Sỹ thì Trước cuộc đời binh nghiệp của vị tướng trung quân ái quốc, nhà thờ của dòng họ đã được nhà nước cấp bằng “di tích lịch sử văn hóa quốc gia”. Đây là niềm tự hào vô cùng to lớn của con cháu dòng họ Nguyễn Sỹ.
Theo ông Nguyễn Sỹ Ba, một thành viên của Hội đồng Gia tộc họ Nguyễn Sỹ thì Trước cuộc đời binh nghiệp của vị tướng trung quân ái quốc, nhà thờ của dòng họ đã được nhà nước cấp bằng “di tích lịch sử văn hóa quốc gia”. Đây là niềm tự hào vô cùng to lớn của con cháu dòng họ Nguyễn Sỹ.
Bên cạnh võ tướng Nguyễn Sỹ Sung,  phó Bảng Nguyễn Sỹ Ẩn còn được ban tặng 2 sắc phong từ vua Thiệu Trị và 2 sắc phong của vua Tự Đức.
Bên cạnh võ tướng Nguyễn Sỹ Sung, Phó bảng Nguyễn Sỹ Ẩn còn được ban tặng 2 sắc phong từ vua Thiệu Trị và 2 sắc phong của vua Tự Đức.
Ông là Phó bảng khoa thi Hội năm giáp thìn và được bổ làm Hàn Lâm Viện Kiểm Thảo để cùng Vua cai quản và thi hành công vụ.
Trong cuốn gia phả của dòng họ còn ghi chép rằng ông là Phó bảng khoa thi Hội năm Giáp Thìn và được bổ làm Hàn Lâm Viện Kiểm Thảo để cùng Vua cai quản và thi hành công vụ.

 Thanh Quỳnh

TIN LIÊN QUAN

Tin mới