Du khách xúc động khi về ‘cõi thiêng’ Truông Bồn

(Baonghean.vn) - Những ngày cuối tháng 10, tuyến đường 15A qua địa bàn huyện Đô Lương và Nam Đàn (Nghệ An) nhộn nhịp hơn. Dòng xe, dòng người hướng về Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn để tưởng niệm và tri ân các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trong cuộc đối đầu với Không quân Mỹ. Về với vùng đất linh thiêng, bao người không giấu được niềm xúc động…
Về “cõi thiêng” Truông Bồn, thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) có nhiều đoàn khách đến từ các tỉnh, thành phố trên mọi miền Tổ quốc với mong muốn được bày tỏ niềm thành kính, tri ân đối với những người đã ngã xuống nơi này. Ảnh: Đình Tuyên

Về “cõi thiêng” Truông Bồn, thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) có nhiều đoàn khách đến từ các tỉnh, thành phố trên mọi miền Tổ quốc với mong muốn được bày tỏ niềm thành kính, tri ân đối với những người đã ngã xuống nơi này. Ảnh: Đình Tuyên

Khi nghe thuyết minh viên kể về cuộc sống, chiến đấu và hy sinh trong trận bom oan nghiệt của các nam, nữ thanh niên xung phong 54 năm về trước, ai cũng xúc động nghẹn ngào. Ảnh: Đình Tuyên

Khi nghe thuyết minh viên kể về cuộc sống, chiến đấu và hy sinh trong trận bom oan nghiệt của các nam, nữ thanh niên xung phong 54 năm về trước, ai cũng xúc động nghẹn ngào. Ảnh: Đình Tuyên

Có những người không giấu được nỗi xúc động nghẹn ngào, đưa tay lau những giọt nước mắt. Ảnh: Đình Tuyên

Có những người không giấu được nỗi xúc động nghẹn ngào, đưa tay lau những giọt nước mắt. Ảnh: Đình Tuyên

Đoàn vào dâng hoa tại nhà tưởng niệm, có hai bé gái mải mê ngắm tượng bán thân của các Anh hùng, liệt sĩ. Chắc hẳn mai đây, trong những giờ học Lịch sử, các em sẽ nhớ mãi kỷ niệm về thăm "địa chỉ đỏ" Truông Bồn (Nghệ An) và thêm yêu, thêm tự hào về thế hệ ông cha đã ngã xuống cho cuộc sống thanh bình hôm nay. Ảnh: Đình Tuyên

Đoàn vào dâng hoa tại nhà tưởng niệm, có hai bé gái mải mê ngắm tượng bán thân của các Anh hùng, liệt sĩ. Chắc hẳn mai đây, trong những giờ học Lịch sử, các em sẽ nhớ mãi kỷ niệm về thăm "địa chỉ đỏ" Truông Bồn (Nghệ An) và thêm yêu, thêm tự hào về thế hệ ông cha đã ngã xuống cho cuộc sống thanh bình hôm nay. Ảnh: Đình Tuyên

Trong dòng người về với Truông Bồn, có nhiều người từng vào sinh ra tử, là đồng chí, đồng đội của những người đang nằm lại nơi đây. Họ may mắn được trở về với cuộc sống hòa bình, dù tuổi cao, mắt mờ, chân yếu nhưng vẫn theo con cháu về đây dâng nén hương thơm tưởng nhớ đồng đội đã vĩnh viễn yên nghỉ từ hơn nửa thế kỷ qua. Ảnh: Đình Tuyên

Trong dòng người về với Truông Bồn, có nhiều người từng vào sinh ra tử, là đồng chí, đồng đội của những người đang nằm lại nơi đây. Họ may mắn được trở về với cuộc sống hòa bình, dù tuổi cao, mắt mờ, chân yếu nhưng vẫn theo con cháu về đây dâng nén hương thơm tưởng nhớ đồng đội đã vĩnh viễn yên nghỉ từ hơn nửa thế kỷ qua. Ảnh: Đình Tuyên

Đặc biệt, Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông, người may mắn sống sót trong trận bom khốc liệt năm xưa, chưa bao giờ lỡ hẹn với Truông Bồn dịp tháng 10 kỷ niệm. Ảnh: Đình Tuyên

Đặc biệt, Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông, người may mắn sống sót trong trận bom khốc liệt năm xưa, chưa bao giờ lỡ hẹn với Truông Bồn dịp tháng 10 kỷ niệm. Ảnh: Đình Tuyên

Bà Thông lặng lẽ đặt bó hoa trắng lên mộ chung, rồi lần lượt thắp hương trước tượng của 13 liệt sĩ - những đồng đội vào sinh ra tử, mãi mãi tuổi đôi mươi nằm lại chốn này. Ảnh: Đình Tuyên

Bà Thông lặng lẽ đặt bó hoa trắng lên mộ chung, rồi lần lượt thắp hương trước tượng của 13 liệt sĩ - những đồng đội vào sinh ra tử, mãi mãi tuổi đôi mươi nằm lại chốn này. Ảnh: Đình Tuyên

Trong từng bước chân lặng lẽ tưởng niệm, dường như nữ cựu thanh niên xung phong Đại đội 317 rì rầm tâm sự, chuyện trò với từng đồng đội. Ký ức năm nào chợt ùa về khiến đôi mắt thêm nhạt nhòa màu sương khói... Ảnh: Đình Tuyên

Trong từng bước chân lặng lẽ tưởng niệm, dường như nữ cựu thanh niên xung phong Đại đội 317 rì rầm tâm sự, chuyện trò với từng đồng đội. Ký ức năm nào chợt ùa về khiến đôi mắt thêm nhạt nhòa màu sương khói... Ảnh: Đình Tuyên

Và trong dòng người còn có thân nhân của các Anh hùng, liệt sĩ về dâng hương cho người thân đang yên nghỉ ở Truông Bồn. Ông Nguyễn Trọng Đàn gọi liệt sĩ Nguyễn Thị Tâm là cô ruột. Trước tượng của người cô đã hoá thân vào cát bụi Truông Bồn, ông Đàn như đang thầm sẻ chia tâm tư, tình cảm và nguyện cầu những điều chất chứa trong miền sâu thẳm của tâm linh. Ảnh: Đình Tuyên

Và trong dòng người còn có thân nhân của các Anh hùng, liệt sĩ về dâng hương cho người thân đang yên nghỉ ở Truông Bồn. Ông Nguyễn Trọng Đàn gọi liệt sĩ Nguyễn Thị Tâm là cô ruột. Trước tượng của người cô đã hoá thân vào cát bụi Truông Bồn, ông Đàn như đang thầm sẻ chia tâm tư, tình cảm và nguyện cầu những điều chất chứa trong miền sâu thẳm của tâm linh. Ảnh: Đình Tuyên

Tham quan nhà truyền thống Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn, nỗi xót thương càng trào dâng khi thân nhân, đồng đội và du khách chứng kiến những bức tượng tái hiện cảnh sinh hoạt, chiến đấu của chiến sĩ và nhân dân ta cũng như các loại bom đạn đế quốc Mỹ từng ném xuống Truông Bồn. Vì thế, về với “cõi thiêng” Truông Bồn, lòng người chợt bâng khuâng, xao xuyến và rưng rưng niềm xúc động… Ảnh: Đình Tuyên

Tham quan nhà truyền thống Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn, nỗi xót thương càng trào dâng khi thân nhân, đồng đội và du khách chứng kiến những bức tượng tái hiện cảnh sinh hoạt, chiến đấu của chiến sĩ và nhân dân ta cũng như các loại bom đạn đế quốc Mỹ từng ném xuống Truông Bồn. Vì thế, về với “cõi thiêng” Truông Bồn, lòng người chợt bâng khuâng, xao xuyến và rưng rưng niềm xúc động… Ảnh: Đình Tuyên

Niềm xúc động khi về với Truông Bồn. Clip: Công Kiên - Đình Tuyên

Tin mới