Dự kiến từ 1/1/2020 khung giá đất ở Nghệ An sẽ tăng cao

(Baonghean.vn) - Dự thảo nghị quyết bảng giá đất trên địa bàn tỉnh, giai đoạn từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 do Sở Tài nguyên - Môi trường xây dựng có mức tăng bình quân các loại đất tăng khá cao so với khung giá đất hiện hành.
S
Sáng 29/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức thẩm tra dự thảo nghị quyết về việc thông qua bảng giá đất trên địa bàn tỉnh, giai đoạn từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024. Ảnh: Mai Hoa

Khung giá đất tăng từ tăng cao

Dự thảo nghị quyết bảng giá đất trên địa bàn tỉnh, giai đoạn từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 do Sở Tài nguyên - Môi trường xây dựng có mức tăng bình quân các loại đất từ 100% đến trên 300% so với khung giá đất hiện hành.

Về đất ở, khu vực thành phố Vinh, giá đất ở tăng từ 127 đến hơn 181%; giá cao nhất đạt 65 triệu đồng/m2 và thấp nhất là 1 triệu đồng/m2.

Hay ở Kỳ Sơn, khu vực thị trấn, cao nhất là 10 triệu đồng/m2, thấp nhất là 500 nghìn đồng/m2 và các xã còn lại, cao nhất là 4,5 triệu đồng/m2, thấp nhất là 70 nghìn đồng/m2.

Nằm cách tuyến đường 1A không xa, xã Diễn Hoa nhìn từ trên cao là bạt ngàn màu xanh mướt mát trải dài.
 Bảng giá đất trên địa bàn toàn tỉnh sẽ được điều chỉnh tăng so với hiện hành. Trong ảnh: Một góc xã Diễn Hoa (Diễn Châu). Ảnh minh họa: Sách Nguyễn

Liên quan đến giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (không bao gồm đất thương mại, dịch vụ) bằng 50% so với mức giá đất ở có cùng điều kiện thuận lợi như nhau nhưng không thấp hơn mức giá tổi thiểu theo quy định của Chính phủ.

Tương tự, giá đất thương mại, dịch vụ bằng 60% so với mức giá đất ở. Đối với đất sản xuất kinh doanh phục vụ mục đích khai thác khoáng sản bằng 150% so với mức giá đất ở liền kề hoặc vị trí tương đương nhưng không vượt mức giá tối đa của đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ theo quy định của Chính phủ…

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Viết Đường giám át hiệu qur hoạt đọng cảu HTX tại Quế Phong. Ảnh: Mai Hoa
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Viết Đường đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu điều chỉnh tăng giá đất lâm nghiệp. Ảnh: Mai Hoa

Băn khoăn chưa sát thị trường

Thẩm tra về nội dung này, nhiều thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đặt ra là, việc xây dựng bảng giá đất theo dự thảo chưa sát với thị trường và mới chỉ bằng 30 - 40% khung quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, ông Đặng Quang Hồng - Phó trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cũng băn khoăn khi việc xây dựng bảng giá đất giữa các huyện vùng đồng bằng như Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu có sự chênh lệch khá lớn, có huyện giá đạt mức cao nhất khung Chính phủ nhưng có huyện giá lại nằm ở mức thấp nhất trong khung Chính phủ quy định.

Còn Phó trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Lan băn khoăn, giá đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa, đất lâm nghiệp đang còn quá thấp; mặt khác giá đất vườn, ao liền kề đất ở nếu áp dụng cùng giá với đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa là không phù hợp…

P
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Văn Nông giải trình các vấn đề HĐND tỉnh đặt ra. Ảnh: Mai Hoa

Giải trình các vấn đề mà HĐND tỉnh đặt ra, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Văn Nông, khẳng định, bảng giá đất, giai đoạn 2020 - 2024 được xây dựng trên cơ sở khảo sát, đánh giá thị trường và khung bảng giá chung của Chính phủ; đồng thời xem xét tổng thể trên nhiều tỉnh trong khu vực.

Thừa nhận tình trạng chung trong cả nước giá đất xây dựng chưa sát thị trường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng, việc xây dựng bảng giá đất không chỉ phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án mà còn nhằm làm cơ sở để tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận QSD đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tính thuế đất; tính phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng đất…

Vì vậy, việc xây dựng bảng giá đất phải đảm hài hòa lợi ích của giữa 3 bên, người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và việc điều chỉnh tăng theo lộ trình theo từng khu vực, chứ không thể đột biến...

Tin mới