Khi người dân trồng rừng để thoát nghèo bền vững

(Baonghean.vn) - Là một trong những huyện có diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp lớn chiếm trên 94% diện tích đất tự nhiên.  Quế Phong đã biết tận dụng lợi thế phát huy tiền năng, nỗ lực cùng nhân dân xóa đói giảm nghèo

Từ điều kiện tự nhiên phù hợp với việc phát triển kinh tế từ rừng. Ban chấp hành Huyện ủy Quế Phong đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU/2011 về việc trồng và bảo vệ rừng với chỉ tiêu trồng mới 5500 ha rừng trong đó có 2000 cây cao su. Đến nay Quế Phong đã nâng cao độ che phủ của rừng đồng thời giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Người dân bản Cu nhận cây giống về trồng
Người dân bản Cu nhận cây giống về trồng.

Ngay sau khi Nghị quyết được thông qua, UBND huyện đã xây dựng và phê duyệt Đề án, ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn để triển khai thực hiện Nghị quyết. Chỉ đạo các xã, các chủ rừng rà soát đánh giá lại toàn bộ diện tích đất rừng mình quản lý để quy hoạch cho bảo vệ rừng tự nhiên và trồng rừng bổ sung phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng.

Năm 2016,  huyện đã phấn đấu trồng hơn 120ha rừng.
Người dân Nậm Nhóng vui mừng nhận giống cây keo lai để phủ xanh đất trống đồi trọc.

Thông qua MTTQ và các tổ chức đoàn thể tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nghiêm túc thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho người dân. Đến nay đã giao trên 28.500 ha rừng cho 3870 hộ, nhờ vậy người dân đã tích cực tham gia trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ rừng.

Ông Lương Văn Xuyên bản Na Chạng xã Tiền Phong cho biết được nhà nước giao trên 15ha rừng, gia đình đã tập trung vào trồng keo sau 5 năm đã cho thu hoạch trên 300 triệu đồng. Đến nay gia đình lại tiếp tục trồng vụ thứ hai, bên cạnh đó ông còn phát triển chăn nuôi, hiện trong gia đình có hơn 20 con bò, mỗi năm xuất bán 3- 4 con. Tính ra thu nhập bình quân mỗi năm gần 200 triệu đồng.

Năm 2016, Lâm trường Quế Phong phấn đấu trồng hơn 120 ha rừng trồng.
Năm 2016, Lâm trường Quế Phong phấn đấu trồng hơn 120 ha rừng trồng.

Nậm Nhóng là một trong những xã nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức trong việc trồng và bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế xã đã chú trọng vào việc phát huy tính gương mẫu của cán bộ đảng viên trong việc tham gia phát triển và bảo diện tích rừng. Từ những tấm gương trong trồng và bảo vệ rừng của cán bộ đảng viên, năm 2016, người dân đã đăng ký trồng trên 18,5ha.

Ông Ngân Văn Chín, chủ tịch UBND xã Nậm Nhóng cho biết: ban đầu triển khai thực hiện Nghị quyết xã gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc của các ban ngành đoàn thể, nhất là nêu cao tinh thần gương mẫu của cán bộ đảng viên, vì thế công tác phát triển rừng trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, đến nay tỷ lệ che phủ của rừng đạt trên 79%. Bên cạnh đó xã còn làm tốt công tác bảo vệ rừng, giao khóan rừng cho nhân dân sản xuất. Hiện toàn xã có 148 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao trên 1.500 ha rừng cho quản lý và bảo vệ.

Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng trên cùng đơn vị diện tích rừng trồng, huyện cũng đã cho khảo sát đánh giá lại một số loại cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao để bảo tồn, nhân rộng và đưa các loại cây mới có giá trị như Sao đen, xà cừ, Muồng đen, Lát hoa vào trồng.

Thông qua các chương trình dự án để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất lâm nghiệp cho người dân. Chủ động gieo ươm tại chỗ đảm bảo cung ứng cây trồng kịp thời cho người dân. 

Có thể nói, với chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước, sự tuyên truyền tích cực của các ban ngành, ý thức của người dân vào việc tham gia vào công tác trồng rừng ngày càng cao. Từ đó góp phân phát triển nâng cao thu nhập từ rừng phù hợp với định hướng phát triển KT –XH của huyện, và hy vọng đây là hướng đi bền vững trong xóa đói giảm nghèo của huyện Quế Phong.

Các đơn vị chủ rừng chủ động gieo ươm cung ứng giống kịp thời. 5 năm cung ứng 6,7 triệu cây giống. Hỗ trợ 1.400 tấn phân NPK. Kết hợp với các dự án: NQ30a, chương trình 147, nông thôn mới mở 28 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất lâm nghiệp.

Nguồn vốn sử dụng trồng rừng nguyên liệu sản xuất: 11,1 tỷ. Trồng rừng phòng hộ và đặc dụng 5,7 tỷ. Trồng rừng cao su 137 tỷ, độ che phủ đạt 76,7%

Khuyến khích và tạo điều kiện cho phát triển công nghệ chế biến, mở rộng tiêu thụ sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như: nứa lùng, tre và có 2 xưởng chế biến nguyên liệu nứa lùng và sản xuất tăm hương ở Đồng Văn, Quế Sơn hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Thúy Hằng

Đài Quế Phong

TIN LIÊN QUAN

Tin mới