Dùng 'mắt thần' phạt vi phạm đường sắt và đảm bảo an toàn chạy tàu

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đang lắp đặt thử nghiệm camera giám sát tại các đường ngang đường sắt, làm cơ sở để “phạt nguội” vi phạm và hạn chế các nguy cơ mất an toàn chạy tàu.

Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ tai nạn đường sắt tại các đường ngang giữa tàu hỏa và xe tải, nguyên nhân đều xuất phát từ việc lái xe bất cẩn, thiếu quan sát, cố tình băng qua đường sắt.

Đơn cử, như đoạn tuyến đường sắt khoảng 5 km qua huyện Thường Tín, Hà Nội, lưu lượng phương tiện qua lại lớn, nhất là các loại xe tải chở hàng. Mỗi khi có đoàn tàu chạy qua, hệ thống cảnh báo đường ngang như đèn tín hiệu, chuông báo, cần chắn, người gác chắn… luôn hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, nhiều lái xe vẫn cố vượt chỉ để nhanh vài phút. Đặc biệt, vào ban đêm, nhiều lái xe chạy ẩu, vẫn bất chấp nguy hiểm lao qua đường ngang…

Lắp camera giám sát tại các vị trí đường ngang là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Lắp camera giám sát tại các vị trí đường ngang là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Trước thực tế này, việc lắp đặt cá “mắt thần” cảnh báo, để theo dõi hình ảnh đường sắt, ngăn chặn kịp thời trước các sự cố là giải pháp cấp thiết.

Theo ông Trương Bình, Phó phòng Kĩ thuật - An toàn Công ty Cổ phần Thông tin tín hiệu Hà Nội (Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam), tình trạng các phương tiện giao thông đường bộ, nhất là ô tô vượt ẩu, đâm hỏng thiết bị thông tin tín hiệu, cần chắn phổ biến tại các đường ngang cảnh báo tự động có lắp cần chắn tự động, gây thiệt hại lớn cho ngành Đường sắt. Vì vậy, qua theo dõi hình ảnh online tại trung tâm giám sát, nếu có vấn đề bất ổn tại đường ngang, ngành Đường sắt có thể cử nhân viên khu vực xử lý kịp thời, đảm bảo đường ngang hoạt động tốt, đảm bảo an toàn chạy tàu. 

Qua tìm hiểu, việc lắp camera tại đường ngang cảnh báo tự động rất hiệu quả. Qua camera cho thấy toàn bộ hoạt động tại đường ngang. Vì vậy, các trường hợp phương tiện tham gia giao thông gây hư hỏng thiết bị thông tin tín hiệu như: Đâm hỏng cột đèn, cột thông tin hay đâm hỏng, gãy cần chắn, công ty lấy dữ liệu hình ảnh, biển số xe và thông báo cho công an để tìm đối tượng vi phạm, xử lý. Đa phần các vụ này khi có dữ liệu qua camera chuyển qua công an đều xử lý kịp thời, các đối tượng vi phạm đều tự nguyện nộp lại mức thiệt hại gây ra.

Theo Báo Tin tức

TIN LIÊN QUAN

Tin mới