Dùng máy bay không người lái phun thuốc diệt châu chấu phá hoại rừng mét

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Trước nạn châu chấu phá hại cây trồng ở xóm 7 của xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ đã phải sử dụng máy bay để phun thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ.

Clip: Xuân Hoàng

Có mặt tại khu vực xóm 7, xã Nghĩa Bình của huyện Tân Kỳ trong sáng 1/6, chúng tôi chứng kiến lực lượng của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và ban cán sự xóm 7, cùng với đơn vị dịch vụ phun thuốc tổ chức phun thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ châu chấu trong khu vực rừng mét.

Châu chấu bâu dày đặc trên các loại cây trồng của người dân xóm 7, xã Nghĩa Bình. Ảnh: Xuân Hoàng

Châu chấu bâu dày đặc trên các loại cây trồng của người dân xóm 7, xã Nghĩa Bình. Ảnh: Xuân Hoàng

Quan sát cho thấy, cả cánh rừng mét rộng hàng trăm ha đã bị trơ trọi lá, do châu chấu cắn phá. Ông Nguyễn Văn Minh, xóm trưởng xóm 7 cho biết, châu chấu xuất hiện từ đầu tháng 5, nhưng từ mấy ngày nay chúng phát triển đủ cánh nên di chuyển lên ngọn cây cao, khiến người dân không diệt trừ được. Trước đó, khi châu chấu đang non, bà con diệt trừ bằng nhiều cách thủ công nhưng không xuể. Do đó, từ 5 ngày nay, huyện điều động máy bay phun thuốc phòng trừ trên cánh rừng mét.

Những đám ngô của người dân xóm 7, xã Nghĩa Bình đã bị châu chấu cắn phá không còn một chiếc lá. Ảnh: Xuân Hoàng

Những đám ngô của người dân xóm 7, xã Nghĩa Bình đã bị châu chấu cắn phá không còn một chiếc lá. Ảnh: Xuân Hoàng

"Mấy năm trước vùng đất này đều xuất hiện châu chấu, nhưng năm nay nhiều nhất. Có những cành mét châu chấu bâu kín, chỉ trong vài ngày cả rừng mét trơ trọi lá; nhiều đám ngô, cỏ voi và mía... trong vườn nhà dân cũng thiệt hại nặng nề do châu chấu cắn phá.

Cả xóm có 150ha mét, thì có khoảng 100ha đã bị châu chấu cắn phá đến mức trơ trọi, giống như chết khô. Thực tế từ các năm trước cho thấy, cây mét bào bị châu chấu cắn hết lá, thì cây đó không phát triển được và không thể mọc măng. Châu chấu quá nhiều không những cắn phá hoa màu, cây cối mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân", ông Nguyễn Văn Minh cho hay.

Gia đình ông Ngân Văn Thịnh bỏ công bắt châu chấu về phơi khô để nghiền bột làm thức ăn cho lợn, gà... Ảnh: Xuân Hoàng

Gia đình ông Ngân Văn Thịnh bỏ công bắt châu chấu về phơi khô để nghiền bột làm thức ăn cho lợn, gà... Ảnh: Xuân Hoàng

Gia đình ông Ngân Văn Thịnh ở xóm 7, có 2 sào ngô đã chắc hạt, nhưng châu chấu cắn phá không còn một chiếc lá, do đó nhìn đám ngô giống như cắm que củi xuống đất.

"Thấy châu chấu nhiều, vợ chồng sử dụng vợt thủ công bắt được hơn 30kg, phơi khô để nghiền bột, trộn với cám ngô cho lợn, gà ăn. Chưa có năm mô châu chấu nhiều như năm ni", ông Ngân Văn Thịnh nói.

Rừng mét của xóm 7, xã Nghĩa Bình bị nạn châu chấu ăn trơ trọi lá. Ảnh: Xuân Hoàng

Rừng mét của xóm 7, xã Nghĩa Bình bị nạn châu chấu ăn trơ trọi lá. Ảnh: Xuân Hoàng

Trước nạn châu chấu phát triển mạnh tại xã Nghĩa Bình, UBND huyện Tân Kỳ giao cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tập trung thực hiện các phương án diệt trừ. Ông Lê Đức Tình - Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Kỳ, cho biết: Thời điểm này châu chấu đang ở lứa tuổi 3 - 4, nên chúng di chuyển lên cao và mức độ tàn phá nhanh, bởi mật độ phổ biến từ 200 - 250 con/m2.

Một chiếc máy bay dùng để phun thuốc bảo vệ thực vật được đặt tại khu vực rừng mét để chuẩn bị vận hành. Ảnh: Xuân Hoàng

Một chiếc máy bay dùng để phun thuốc bảo vệ thực vật được đặt tại khu vực rừng mét để chuẩn bị vận hành. Ảnh: Xuân Hoàng

Máy bay được điều khiển vào vùng rừng mét để phun thuốc. Ảnh: Xuân Hoàng

Máy bay được điều khiển vào vùng rừng mét để phun thuốc. Ảnh: Xuân Hoàng

Giải pháp tối ưu nhất là, đối với rừng mét, phải sử dụng máy bay để phun. Do vậy, UBND huyện Tân Kỳ đã cấp hơn 139 triệu đồng để thuê đơn vị trực tiếp tổ chức phun trừ. Bằng cách phun khoanh vùng, nên đến nay diện tích rừng mét bị cắn phá đã được khống chế và diện tích đã tổ chức phun trừ là khoảng 45ha.

Đối với hoa màu, không tổ chức phun tập trung, mà bà con diệt trừ bằng phương pháp thủ công, hoặc các hộ dân phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy phun cá nhân.

Với một chiếc máy bay, mỗi ngày có thể phun được trên dưới 10 ha rừng mét. Ảnh: Xuân Hoàng

Với một chiếc máy bay, mỗi ngày có thể phun được trên dưới 10 ha rừng mét. Ảnh: Xuân Hoàng

Nguyên nhân nhiều năm liền ở khu vực xóm 7, xã Nghĩa Bình xuất hiện châu chấu nhiều vào thời điểm này, theo ông Lê Đức Tình cho biết, do khi châu chấu trưởng thành, chúng đẻ trứng xuống đất, đến đầu mùa hè trứng sẽ nở và phát triển thành châu chấu. Do vậy, để hạn chế được châu chấu vào năm sau thì hiện tại phải diệt trừ kịp thời./.

Tin mới