Duy trì tốt sinh cảnh tự nhiên để bảo tồn bền vững các cá thể voi ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 15/6, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Đánh giá giữa kỳ dự án khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Nghệ An.

Tham dự Hội nghị, về phía các cơ quan Trung ương có đồng chí Cao Chí Công - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); đại diện Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ thuộc Tổng cục Lâm nghiệp; BQL Dự án khẩn cấp bảo tồn voi các tỉnh: Đồng Nai, Đắk Lắk và các nhà khoa học nghiên cứu về voi.

Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành, BQL Dự án khẩn cấp bảo tồn voi, đại diện các địa phương, BQL Rừng phòng hộ các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương và Quỳ Hợp.

ác đồng chí Cao Chí Công – Phó Tổng cục Lâm Nghiệp, Trưởng Ban chỉ đạo; Đinh Viết Hồng- Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đồng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các thành viên Ban chỉ đạo, đại diện các sở, ban, ngành liên quan và các đại biểu đến từ các tỉnh Đắk Lắk, Đồng Nai. Ảnh: Công Kiên
Các đồng chí: Cao Chí Công - Phó Tổng cục Lâm nghiệp; Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đồng chủ trì hội nghị. Ảnh: Công Kiên
Theo báo cáo tại hội nghị, toàn tỉnh hiện nay có từ 14 - 15 cá thể voi hoang dã, chủ yếu phân bố trên địa bàn Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát. Ngoài ra, có 2 cá thể phân bố ở địa bàn huyện Quỳ Hợp và Quỳ Châu. Sự xung đột giữa voi và người xảy ra trên diện rộng, dẫn đến những thiệt hại đáng kể về hoa màu và tính mạng của người dân.
PGS.TS Nguyễn Xuân Đặng - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật báo cáo kết quả điều tra cấu trúc quần thể, quy luật di chuyển của đàn voi tại xã Phúc Sơn (Anh Sơn). Ảnh: Công Kiên
PGS.TS Nguyễn Xuân Đặng - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật báo cáo kết quả điều tra cấu trúc quần thể, quy luật di chuyển của đàn voi tại xã Phúc Sơn (Anh Sơn). Ảnh: Công Kiên

Nguyên nhân xung đột được xác định do sinh cảnh rừng bị tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã và chuyển đổi mục đích sử dụng đất (như trồng rừng cao su).

Ông Đặng Đình Lâm - Trưởng bản Vều 2, xã Phúc Sơn (Anh Sơn) kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại hoa màu do các cá thể voi phá hại. Ảnh: Công Kiên
Ông Đặng Đình Lâm - Trưởng bản Vều 2, xã Phúc Sơn (Anh Sơn) kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại hoa màu do các cá thể voi phá hại. Ảnh: Công Kiên
Thực hiện Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020”, UBND tỉnh phê duyệt và triển khai Dự án “Khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Nghệ An đến năm 2020”, thực hiện từ năm 2014 với tổng kinh phí gần 87 tỷ đồng.

Đến nay, BQL Dự án đã xây dựng các công trình hỗ trợ công tác bảo tồn voi và hạn chế xung đột giữa voi và người như: đường tuần tra, bảo vệ rừng; trạm dừng chân trên các tuyến tuần tra; 02 chòi canh lửa rừng kết hợp giám sát hoạt động của voi; 3 km hào ngăn voi (thiết kế hơn 4,8 km).

Đàn voi phá hoa màu của người dân bản Cao Vều, xã Phúc Sơn (Anh Sơn). Ảnh tư liệu
Đàn voi phá hoa màu của người dân bản Cao Vều, xã Phúc Sơn (Anh Sơn). Ảnh tư liệu

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân các địa phương có đàn voi phân bố; tích cực phối hợp với Tổ chức bảo tồn động vật quốc tế (FFI), tổ chức Save Viet Nam’s Wildlife, tham gia các hội thảo quốc tế để nghiên cứu, triển khai các giải pháp bảo tồn đàn voi và hạn chế xung đột giữa voi và người.

Đại diện BQL Dự án khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn voi hoang dã. Ảnh: Công Kiên
Đại diện BQL Dự án khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn voi hoang dã. Ảnh: Công Kiên

Thời gian tới, BQL Dự án đề xuất tiếp tục cấp khoản kinh phí để triển khai các hoạt động còn lại của dự án; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp để tăng cường tính hiệu quả trong công tác bảo tồn voi và hạn chế xung đột giữa voi và người.

Phát biểu tham luận tại hội nghị, các đại biểu đã nêu các ý kiến bổ sung về thực trạng phân bố và quy luật hoạt động của đàn voi ở Nghệ An, tình hình xung đột giữa voi và người, kinh nghiệm trong công tác bảo tồn đàn voi và kiến nghị các giải pháp bảo tồn, nguồn kinh phí thực hiện dự án, chính sách hỗ trợ cho người dân khi hoa màu bị voi phá hại...

Đồng chí Cao Chí Công - Phó Tổng cục Lâm nghiệp, Trưởng Ban chỉ đạo đánh giá cao nỗ lực của các BQL dự án. Ảnh: Công Kiên
Đồng chí Cao Chí Công - Phó Tổng cục trưởng Cục Lâm nghiệp ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực bảo tồn voi ở tỉnh Nghệ An. Ảnh: Công Kiên

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đinh Viết Hồng ghi nhận những kết quả và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo tồn voi thời gian qua. Trên cơ sở đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính bố trí kinh phí nguồn vốn đối ứng và đề nghị Ban chỉ đạo kế hoạch khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn voi ở Việt Nam làm thủ tục cấp nguồn vốn từ ngân sách trung ương.

Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh . Ảnh: Công Kiên
Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và địa phương tăng cường công tác bảo vệ rừng, duy trì tốt các sinh cảnh tự nhiên để bảo tồn vững chắc đàn voi. Ảnh: Công Kiên

Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh quy mô, xác định nguồn vốn dự án; khắc phục các công trình xuống cấp; di chuyển cá thể voi đơn lẻ ở Quỳ Hợp đến nơi khác; giao các sở, ngành liên quan và các địa phương có đàn voi phân bố và VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống tăng cường công tác bảo vệ rừng, duy trì tốt các sinh cảnh tự nhiên nơi cư trú của cá thể voi hoang dã; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp để việc triển khai dự án đạt hiệu quả cao hơn...

Tin mới