Giải đáp thắc mắc thường gặp về hiện tượng kháng thuốc kháng sinh

(Baonghean.vn) - Việt Nam là nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới là nhấn mạnh của ông  Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế tại Lễ mít tinh truyền thông phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam năm 2016 tổ chức ngày 30/11, tại Hà Nội.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng kháng thuốc kháng sinh được nhận định là do nhận thức của cộng đồng, cán bộ y tế về kháng sinh và kháng thuốc còn hạn chế, sử dụng kháng sinh ngay cả khi không có chỉ định… Để giúp mọi người có kiến thức về việc dùng thuốc chữa bệnh để hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh, chúng tôi giới thiệu một số thắc mắc thường gặp.

 

Thuốc kháng sinh là gì?

Đó là những chất thiên nhiên được gây cấy từ vi sinh vật, hoặc được tổng hợp hay bán  tổng hợp hóa học. Chúng có khả năng hủy diệt hoặc làm chậm lại sự phát triễn và bành trướng của vi sinh vật gây bệnh. Các chất nầy có thể là thuốc trụ sinh  (antibiotique), các sulfa (sulfamide), thuốc diệt siêu vi ( antiviraux ), thuốc diệt nấm (antifongiques), chất tẩy uế (desinfectants), và các loại thuốc sát trùng ( antiseptiques) . 

Hiện tượng kháng kháng sinh là gì?

Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị diệt bởi thuốc kháng sinh, chúng vẩn tồn tại, sinh sản ra những thế hệ con cháu không có tính cảm ứng (sensible) với 1 hay với nhiều loại thuốc kháng sinh nào đó .  

Tại sao hiện tượng lờn thuốc có thể xảy ra?

Có rất nhiều nguyên nhân, như sự sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi, không đúng cách, không tôn trọng liều lượng và thời gian trị liệu, cũng như không chịu uống cho thật hết số thuốc như bác sĩ đã kê toa. Ngoài ra việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi thú y, canh nông và ngư nghiệp cũng dự phần không nhỏ trong sự hình thành của hiện tượng kháng kháng sinh ở người. Cuối cùng là vấn đề dùng các chất diệt khuẩn (nettoyant antibactérien) để chùi rửa quá thường xuyên, không đúng chỉ dẫn cũng có thể giúp sản sinh ra những dòng vi khuẩn có tính kháng thuốc. Y, nha, dược sĩ, thú y sĩ và bệnh nhân đều có trách nhiệm trong vấn đề kháng kháng sinh .

Kháng thuốc xảy ra như thế nào?

Vi khuẩn tiếp nhận tính kháng thuốc từ nhiều ngỏ . Từ các vi khuẩn khác có mang sẳn tính chất nầy , hoặc do hiện tượng ngẩu biến (mutation) tự nhiên . Phải chăng đây là 1 hiện tượng thiên nhiên  nhằm để bảo vệ sự sống còn của một sinh vật? Tính đề kháng được gắn trên di thể (gène) của vi khuẩn, hoặc cũng có thể nằm trong những đơn vị phụ thuộc của nhiễm sắc thể (chromosome), gọi là những plasmides. Đây là những vòng DNA cực nhỏ và di động. Khi vi khuẩn chết đi, các plasmides nầy sẽ được thải vào môi sinh , và từ đó nhiễm vào các vi khuẩn khác. Còn đối với siêu vi (virus), khi sinh sản (gọi là làm réplication), chúng cần phải xâm nhập vào vi khuẩn để trích lấy plasmides và đem truyền sang cho những vi khuẩn khác.

Khi nào dùng kháng sinh và khi nào không cần thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh?

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với một số bệnh nhiễm khuẩn, lạm dụng quá mức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Theo Tiến sĩ Louise Selby phân tích, khi nào thực sự nên dùng kháng sinh và khi nào không cần thiết phải sử dụng:

Viêm họng

 

Đây là một trong những lý do phổ biến hầu hết mọi người đến và yêu cầu được dùng thuốc kháng sinh. 

Không cần kháng sinh: 

Trong hầu hết trường hợp, viêm họng là do virus, không phải do vi khuẩn. Kháng sinh làm việc bằng cách giết chết hoặc vô hiệu hóa vi khuẩn. Chúng không có hiệu lực với virus. 

Tốt hơn hên, bạn nên giảm bớt sự khó chịu bằng thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen. Cần kết hợp nghỉ ngơi để giúp hệ thống miễn dịch đánh bại các virus.

Dùng kháng sinh:

Khi có sốt cao trên 38,5 độ kết hợp với các đốm trắng trên amiđan có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số triệu chứng thường gặp của viêm họng do vi khuẩn là xuất hiện chảy mũi, hắt hơi, sưng đau hạch cổ... Nếu các triệu chứng kéo dài trên 24-48 giờ có thể dùng kháng sinh như penicillin. 

Viêm xoang

Không cần kháng sinh:

Hầu hết viêm xoang là do virus, vì vậy kháng sinh sẽ không có tác dụng. Xông mũi trong một bát nước bốc hơi với một chiếc khăn trên đầu có thể giúp làm ẩm và lỏng các dịch tiết, dễ dàng thông mũi. Các thuốc giảm đau cũng có thể làm giảm cảm giác nghẹt mũi tạm thời. 

Dùng kháng sinh:

Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau một tuần hoặc những cơn viêm xoang xuất hiện nhiều lần trong năm thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh. Khoảng 1/3 người bị viêm xoang sẽ phát triển nhiễm khuẩn thứ phát trong các màng của xoang và đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh.

Đau mắt

 

Các chứng viêm, đau và nhiễm trùng mắt có thể được gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm. 

Không cần kháng sinh:

Khi mắt nhiễm trùng nhẹ, cảm giác khó chịu có thể điều trị với thuốc kháng khuẩn như Brolene Eye Drops và GoldenEye có chứa isetionate propamidine. Thay vì giết chết các vi khuẩn, các thuốc này làm chậm sự tăng trưởng, cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng. 

Dùng kháng sinh:

Khi mắt có biểu hiện đau nặng, xuất hiện dấu hiệu của viêm kết mạc do vi khuẩn thì việc dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh là cần thiết. 

Nhiễm trùng ngực

Không cần kháng sinh:

Viêm phế quản thường được gây ra bởi virus. Có thể giảm bớt các triệu chứng với aspirin, paracetamol và ibuprofen.

Nếu bị ho khoảng 2 tuần, có thể không cần thuốc kháng sinh. Nếu kéo dài hơn 3 tuần, bạn có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát từ một nhiễm trùng ngực để theo dõi các triệu chứng khác như sốt cao và thở khò khè.

Dùng kháng sinh:

Khi có các triệu chứng như sốt cao hơn 38,5 độ, khó thở, đau đầu, ho ra đàm... có thể là triệu chứng của viêm phổi. Không giống như viêm phế quản, viêm phổi có thể được gây ra bởi vi khuẩn và kháng sinh thường là cần thiết. Nếu ho ra máu hoặc có ho dai dẳng trong hơn 3 tuần, bạn phải gặp bác sĩ.

Nhiễm trùng tai

Không cần kháng sinh:

Nhiễm trùng tai giữa thường được gây ra bởi một loại virus. Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau hoặc sốt.

Dùng kháng sinh:

Ở người lớn hoặc trẻ em, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm sốt cao trên 38,5 độ và ói mửa, không khỏi trong vòng 2-3 ngày hoặc nếu có mủ chảy ra ở tai, cần phải dùng đến kháng sinh.

Nhiễm trùng tiết niệu

 

Không cần kháng sinh:

Các triệu chứng nhẹ bao gồm cảm giác nóng rát nhẹ khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần có thể được giảm bớt bằng cách uống nhiều nước và nước trái cây nam việt quất 250-500 ml hàng ngày. 

Nếu nhiễm trùng tiểu tái phát, đôi khi chỉ đơn giản là do không uống đủ nước hoặc sử dụng quá nhiều xà phòng khi vệ sinh vùng kín.

Dùng kháng sinh:

Nếu bạn bị đau thắt lưng, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đã lan đến thận và kháng sinh là cần thiết. Kháng sinh cũng đóng vai trò chính để điều trị viêm bàng quang.

Để góp phần giảm tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã kêu gọi mỗi người dân chỉ mua và sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ khám bệnh, kê đơn và sử dụng kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Các cán bộ y tế tuân thủ đúng các hướng dẫn chuyên môn và sử dụng kháng sinh trong điều trị hợp lý, an toàn… 

Hoa Lê

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới