Người mẹ không tay cho con bú lay động cộng đồng

Vài ngày qua, một tấm ảnh chụp về người mẹ không tay đang dùng chân giữ cô con gái bé nhỏ, oằn mình cho con bú đang được nhiều người chia sẻ. Bức ảnh toát lên tình yêu thương bao la của người mẹ dành cho con đã khiến bao người cảm phục. Đồng thời, câu chuyện về nghị lực của người mẹ trẻ trong bức ảnh lại càng khiến người xem xúc động. 

buc-anh-me-khong-tay-cho-con-bu-lay-dong-cong-dong

Câu chuyện cảm động, đáng khâm phục đó được nhiếp ảnh gia Trần Vĩnh Hằng ghi lại vào tháng 11/2002, khi ông có chuyến đi khám phá vùng núi Tương Tây ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Khi đó ông có chụp một bức hình tâm đắc về 3 đứa trẻ miền núi đang cõng những bó củi khô trên lưng. Ông đã hết sức ngỡ ngàng khi phát hiện ra cô bé duy nhất trong bức ảnh ấy không hề có tay.

Nghị lực sống phi thường của Hướng Lợi Bình đã khiến anh không khỏi nể phục. Tuy nhiên, vì công việc anh phải rời đi. Cũng kể từ đó, mỗi năm vị nhiếp ảnh gia tốt bụng đều dành thời gian quay lại thăm hỏi và giúp đỡ gia đình cô gái đáng thương, đồng thời ghi lại những khoảnh khắc thường ngày của cô gái không tay ấy.

buc-anh-me-khong-tay-cho-con-bu-lay-dong-cong-dong-1

Hình ảnh ba đứa trẻ cõng trên lưng bó củi to hơn người khiến nhiếp ảnh gia Vĩnh Hằng xúc động. 

Lợi Bình sinh ra cũng lành lặn chân tay như bao người bình thường khác. Tuy nhiên, tai họa ập đến vào năm 1992, khi một đêm mưa bão bị giật điện, cô bé gái 4 tuổi đã vĩnh viễn mất đi đôi tay. Gia đình đã phải bán một con bò, một chục con cừu và một chục hecta ngô - gần như tất cả tài sản quý giá của một gia đình vùng núi, để chạy chữa cho em. Sau tai nạn đó, nỗi đau và gánh nặng tài chính đè nặng trên vai khiến bố mẹ cô phải rời nhà lên Quảng Đông kiếm sống, để lại 3 chị em Lợi Bình cho ông bà đã ngoài 60 tuổi, nuôi dưỡng.

Sống với ông bà nội đã lục tuần cùng hai cậu em trai chỉ kém mình 1-3 tuổi, Hướng Lợi Bình cũng tự ý thức được về cuộc sống khó khăn của mình và luôn tìm mọi cách vươn lên, để không trở thành gánh nặng cho cả gia đình.

Ông bà của Hướng Lợi Bình cho biết, rất may là kể từ sau khi gặp tai nạn, cô cháu gái của họ dường như miễn nhiễm với cái loại bệnh tật, cho dù là cảm nhẹ. Ba đứa trẻ nhà họ Hướng giống như những cây cỏ dại mọc ven đường, cứ ngày một lớn khôn giữa mưa dập gió vùi.

Với lòng quyết tâm và nghị lực phi thường, cô bé đã học cách sử dụng các bộ phận khác của cơ thể cho đôi tay khiếm khuyết một cách thành thạo. Thật khó để tưởng tượng một cô gái bé nhỏ 4 tuổi đã chật vật đến nhường nào khi phải dùng chân làm mọi việc từ lớn đến bé: làm việc nhà, xúc cơm, thêu tranh hay viết chữ...

buc-anh-me-khong-tay-cho-con-bu-lay-dong-cong-dong-2
buc-anh-me-khong-tay-cho-con-bu-lay-dong-cong-dong-3
buc-anh-me-khong-tay-cho-con-bu-lay-dong-cong-dong-4
buc-anh-me-khong-tay-cho-con-bu-lay-dong-cong-dong-6
buc-anh-me-khong-tay-cho-con-bu-lay-dong-cong-dong-7

Lợi Bình luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống, cô bé có thể tự xúc cơm, làm việc nữ công gia chánh, tập viết chữ hay giúp gia đình như chăn bò, gánh củi...

Không chỉ tự làm được các công việc chăm sóc cho bản thân mình, cô bé Lợi Bình còn giúp đỡ được nhiều công việc nặng trong nhà. Ở tuổi 15, cô bé có thể đi chăn trâu, bò. Người dân trong làng lúc nào cũng cảm phục với bóng dáng gày gò, nghiến răng nghiến lợi dùng cổ kéo dây chăn bò.

Bởi khiếm khuyết cơ thể, lại phải sống ở một vùng núi hiểm trở với gia cảnh nghèo khó, nên Lợi Bình chưa từng được đi học. Cô bé hiếu học chỉ biết tranh thủ lúc đưa em trai vượt 40 km đường núi đến lớp rồi ngồi ngoài hành lang học lỏm. Đôi khi, cô cũng mượn sách vở của các em để luyện tập thêm. Tuy nhiên, không vì thế mà cô trở nên kém cỏi hơn mọi người. Bà của Lợi Bình tiết lộ rằng, cô còn biết viết nhiều chữ hơn cả 2 cậu em được vào lớp học đàng hoàng. Bất chấp những khó khăn, vất vả trong cuộc sống, Hướng Lợi Bình luôn sống tươi vui, yêu đời.

Sau khi ông nội mất, bà nội già yếu được người chú ruột đón về nuôi, 2 em trai thì dần nối gót bố mẹ đến Quảng Đông làm thuê, còn hàng xóm láng giềng đã bắt đầu di cư, chỉ còn mỗi mình Hướng Lợi Bình quyết bám trụ lấy mảnh đất quê nhà.

buc-anh-me-khong-tay-cho-con-bu-lay-dong-cong-dong-8
buc-anh-me-khong-tay-cho-con-bu-lay-dong-cong-dong-9

Mãi 10 năm sau đó, năm 2013, cô gái không tay mới được đoàn tụ với gia đình. Cả nhà họ Hướng sống trong một ngôi làng đầy rác thải với một dòng sông ô nhiễm chảy qua. Hàng xóm của họ cũng chỉ toàn là lao động nghèo từ vùng khác đến. 

Kể từ khi chuyển đến sống cùng bố mẹ, Lợi Bình thường xuyên giúp đỡ mẹ làm việc nhà. Vào lúc rảnh rỗi, cô thường lên mạng chia sẻ những cảm xúc bất chợt của mình. Với giọng văn mềm mại và những câu chuyện thú vị, cô đã nhận được sự ngưỡng mộ của rất nhiều chàng trai. Ít lâu sau, Lợi Bình đã động lòng trước một chàng trai nghèo đến từ Quảng Tây, người nguyện sẽ chăm lo cho cô nốt phần đời còn lại. Trải qua một khoảng thời gian tìm hiểu, 2 người đã gắn bó tới mức không thể tách rời.

Đầu năm 2016, Hướng Lợi Bình hạ sinh con gái đầu lòng ở tuổi 28. Giống như bao bà mẹ khác, cô cũng cho con bú và chăm sóc con bằng tình yêu thương vô bờ bến của một người mẹ. Dù cuộc sống vẫn còn khốn khó, người mẹ trẻ không tay vẫn luôn tỏ ra lạc quan, yêu đời. Câu chuyện về cô gái không tay không chịu đầu hàng số phận, cùng bức ảnh cho con bú của Hướng Lợi Bình vẫn đang được cộng đồng chia sẻ không ngừng.

buc-anh-me-khong-tay-cho-con-bu-lay-dong-cong-dong-11
buc-anh-me-khong-tay-cho-con-bu-lay-dong-cong-dong-12

Theo Ngoisao.net

TIN LIÊN QUAN

Tin mới