13 điểm du lịch rùng rợn nhất thế giới

Các địa điểm không dành cho những người yếu tim, bởi du khách sẽ bước vào nơi cái chết từng thực sự hiện diện.

Đảo Búp Bê, Mexico: Hòn đảo Isla de las Munecas phía nam Mexico City có một lịch sử đen tối. Người canh giữ hòn đảo, Don Julian Santana Barrera, tìm thấy thi thể một bé gái chết đuối dưới vùng nước sâu. Sau khi phát hiện một con búp bê nổi trên mặt nước, ông treo nó lên cây để xoa dịu linh hồn đứa trẻ. Barrera tiếp tục treo búp bê hoặc các bộ phận của chúng lên cây, lấp đầy cả hòn đảo bằng búp bê suốt 50 năm, đến khi ông chết đuối tại kênh rạch. Du khách tới đảo Búp Bê để chiêm ngưỡng công trình gây ám ảnh của Barrera. Ảnh: Flickr/Kevin.
Đảo Búp Bê, Mexico: Hòn đảo Isla de las Munecas phía nam Mexico City có một lịch sử đen tối. Người canh giữ hòn đảo, Don Julian Santana Barrera, tìm thấy thi thể một bé gái chết đuối dưới vùng nước sâu. Sau khi phát hiện một con búp bê nổi trên mặt nước, ông treo nó lên cây để xoa dịu linh hồn đứa trẻ. Barrera tiếp tục treo búp bê hoặc các bộ phận của chúng lên cây, lấp đầy cả hòn đảo bằng búp bê suốt 50 năm, đến khi ông chết đuối tại kênh rạch. Du khách tới đảo Búp Bê để chiêm ngưỡng công trình gây ám ảnh của Barrera. Ảnh: Flickr/Kevin.
Lâu đài Leap, Ireland: Lâu đài Leap khiến nhiều người sợ hãi từ thế kỷ 15, khi một linh mục bị người anh trai giết hại tàn nhẫn trong nhà nguyện của mình, ngay trước mặt cả gia đình. Bên cạnh đó, những lời đồn cho rằng cả lâu đài bị nguyền rủa bởi một loạt linh hồn. Lâu đài còn có những hầm giam dưới đất, nơi các tù nhân bị bỏ lại đến khi chết. Những linh hồn cùng vô số người chết trong suốt lịch sử đẫm máu của lâu đài Leap khiến danh tiếng của nơi đây bị ảnh hưởng. Ảnh: mikroman6/Getty Images.
Lâu đài Leap, Ireland: Lâu đài Leap khiến nhiều người sợ hãi từ thế kỷ 15, khi một linh mục bị người anh trai giết hại tàn nhẫn trong nhà nguyện của mình, ngay trước mặt cả gia đình. Bên cạnh đó, những lời đồn cho rằng cả lâu đài bị nguyền rủa bởi một loạt linh hồn. Lâu đài còn có những hầm giam dưới đất, nơi các tù nhân bị bỏ lại đến khi chết. Những linh hồn cùng vô số người chết trong suốt lịch sử đẫm máu của lâu đài Leap khiến danh tiếng của nơi đây bị ảnh hưởng. Ảnh: mikroman6/Getty Images
Quan tài treo ở Sagada, Philippines: Thay vì chôn cất, người Igorot ở vùng cao nguyên Sagada tin rằng để quan tài trên cao giúp người chết lên thiên đường dễ hơn, lại không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hay động vật hoang dã. Nhiều người trong bộ lạc đã chuẩn bị quan tài cho chính họ. Dù người Igorot không sợ cái chết, các du khách vẫn không khỏi “giật mình” bởi những chiếc quan tài. Để tăng thêm cảm giác mạnh, du khách có thể tới hệ thống hang động Timbak chiêm ngưỡng những “xác ướp lửa” được chôn cất hàng trăm năm tại đây. Ảnh: Deddeda/Getty Images.
Quan tài treo ở Sagada, Philippines: Thay vì chôn cất, người Igorot ở vùng cao nguyên Sagada tin rằng để quan tài trên cao giúp người chết lên thiên đường dễ hơn, lại không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hay động vật hoang dã. Nhiều người trong bộ lạc đã chuẩn bị quan tài cho chính họ. Dù người Igorot không sợ cái chết, các du khách vẫn không khỏi “giật mình” bởi những chiếc quan tài. Để tăng thêm cảm giác mạnh, du khách có thể tới hệ thống hang động Timbak chiêm ngưỡng những “xác ướp lửa” được chôn cất hàng trăm năm tại đây. Ảnh: Deddeda/Getty Images.
Ngọn đồi Thánh Giá, Lithuania: Nằm ở vùng ngoại ô Siauliai phía bắc Lithuania, ngọn đồi Thánh Giá xuất hiện trong cuộc nổi dậy chống lại Nga hoàng khiến hàng trăm người thiệt mạng. Do không tìm thấy xác, người thân của họ để lại những cây thánh giá nhằm tưởng nhớ sự ra đi của họ. Hiện nay khu vực được lấp đầy bởi hơn 200.000 cây thánh giá từ lớn đến nhỏ, đơn giản đến cầu kỳ, cùng với những bông hồng, di ảnh và lời cầu nguyện viết bằng tay. Ảnh: RenataAphotography/Getty Images.
Ngọn đồi Thánh Giá, Lithuania: Nằm ở vùng ngoại ô Siauliai phía bắc Lithuania, ngọn đồi Thánh Giá xuất hiện trong cuộc nổi dậy chống lại Nga hoàng khiến hàng trăm người thiệt mạng. Do không tìm thấy xác, người thân của họ để lại những cây thánh giá nhằm tưởng nhớ sự ra đi của họ. Hiện nay khu vực được lấp đầy bởi hơn 200.000 cây thánh giá từ lớn đến nhỏ, đơn giản đến cầu kỳ, cùng với những bông hồng, di ảnh và lời cầu nguyện viết bằng tay. Ảnh: RenataAphotography/Getty Images.
Đảo Poveglia, Italy: Khi bệnh dịch hạch hoành hành khắp Venice, chính phủ đã quyết định cách ly các bệnh nhân trên hòn đảo nhỏ Poveglia nằm trong vùng phá Venezia. Theo ước tính, có tới 160.000 bệnh nhân dịch hạch đã sinh sống và qua đời trên hòn đảo từ năm 1793 đến 1814, tạo nên những ngôi mộ tập thể. Poveglia còn có một bệnh viện tâm thần hoạt động từ năm 1922 đến 1968. Người ta đồn rằng nhà tâm lý học đứng đầu tại đây đã tra tấn và giết hại nhiều bệnh nhân, sau đó phát điên và tự sát. Ảnh: Marco Di Lauro/Getty Images.
Đảo Poveglia, Italy: Khi bệnh dịch hạch hoành hành khắp Venice, chính phủ đã quyết định cách ly các bệnh nhân trên hòn đảo nhỏ Poveglia nằm trong vùng phá Venezia. Theo ước tính, có tới 160.000 bệnh nhân dịch hạch đã sinh sống và qua đời trên hòn đảo từ năm 1793 đến 1814, tạo nên những ngôi mộ tập thể. Poveglia còn có một bệnh viện tâm thần hoạt động từ năm 1922 đến 1968. Người ta đồn rằng nhà tâm lý học đứng đầu tại đây đã tra tấn và giết hại nhiều bệnh nhân, sau đó phát điên và tự sát. Ảnh: Marco Di Lauro/Getty Images.
Rừng Aokigahara, Nhật Bản: Từ những năm 1950, hơn 500 người đã tới chân núi Phú Sĩ để tự sát. Người dân tin rằng những con quỷ và linh hồn thường lảng vảng giữa những tán cây dày đặc và bóng tối của khu rừng Aokigahara. Một số khác nói rằng bản thân những cái cây đã hấp thụ tà khí. Khi số lượng người chết tiếp tục tăng, chính quyền đã treo đầy những khẩu hiệu trong rừng, kêu gọi người dân chọn cuộc sống thay vì cái chết. Ảnh: JTB Photo/Getty Images.
Rừng Aokigahara, Nhật Bản: Từ những năm 1950, hơn 500 người đã tới chân núi Phú Sĩ để tự sát. Người dân tin rằng những con quỷ và linh hồn thường lảng vảng giữa những tán cây dày đặc và bóng tối của khu rừng Aokigahara. Một số khác nói rằng bản thân những cái cây đã hấp thụ tà khí. Khi số lượng người chết tiếp tục tăng, chính quyền đã treo đầy những khẩu hiệu trong rừng, kêu gọi người dân chọn cuộc sống thay vì cái chết. Ảnh: JTB Photo/Getty Images.
Điện thờ Tophet, Tunisia: Nhà sử học La Mã Diodorus từng đưa ra một câu chuyện khủng khiếp về người Carthage, rằng họ giết chính con đẻ của mình để hiến tế cho các vị thần. Các nhà sử học sau đó phát hiện ra bằng chứng trong điện thờ Tophet, nơi chứa hàng nghìn bộ xương tí hon. Thêm vào đó, họ cho rằng các gia đình giàu thường mua trẻ em từ các hộ nghèo và hiến tế chúng để thỏa mãn sự khát máu của các vị thần. Hiện nay, nơi đây còn sót lại hơn 20.000 bình đựng tro cốt của những đứa trẻ dưới 4 tuổi. Những du khách can đảm có thể tới điện thờ để tham quan. Ảnh: Richard I’Anson/Getty Images.
Điện thờ Tophet, Tunisia: Nhà sử học La Mã Diodorus từng đưa ra một câu chuyện khủng khiếp về người Carthage, rằng họ giết chính con đẻ của mình để hiến tế cho các vị thần. Các nhà sử học sau đó phát hiện ra bằng chứng trong điện thờ Tophet, nơi chứa hàng nghìn bộ xương tí hon. Thêm vào đó, họ cho rằng các gia đình giàu thường mua trẻ em từ các hộ nghèo và hiến tế chúng để thỏa mãn sự khát máu của các vị thần. Hiện nay, nơi đây còn sót lại hơn 20.000 bình đựng tro cốt của những đứa trẻ dưới 4 tuổi. Những du khách can đảm có thể tới điện thờ để tham quan. Ảnh: Richard I’Anson/Getty Images.
"Thành phố chết chóc" Dargavs, Nga: Tọa lạc tại Bắc Ossetia-Alania, gần biên giới của Nga với Georgia, thành phố Dargavs là một vùng thôn quê quyến rũ với những căn nhà đá giản dị dưới chân đồi. Tuy nhiên, đây chỉ là nơi trú ngụ của những người đã khuất. Các ngôi nhà chính là hầm mộ chứa đầy xương của người chết quanh thành phố, được chôn cất với đầy đủ quần áo và vật dụng cá nhân. Nơi đây được mệnh danh là "thành phố chết chóc" từ thế kỷ 14. Người dân địa phương cảnh báo du khách tới vùng nghĩa địa này sẽ bị nguyền rủa. Ảnh: vkph/Getty Images.
"Thành phố chết chóc" Dargavs, Nga: Tọa lạc tại Bắc Ossetia-Alania, gần biên giới của Nga với Georgia, thành phố Dargavs là một vùng thôn quê quyến rũ với những căn nhà đá giản dị dưới chân đồi. Tuy nhiên, đây chỉ là nơi trú ngụ của những người đã khuất. Các ngôi nhà chính là hầm mộ chứa đầy xương của người chết quanh thành phố, được chôn cất với đầy đủ quần áo và vật dụng cá nhân. Nơi đây được mệnh danh là "thành phố chết chóc" từ thế kỷ 14. Người dân địa phương cảnh báo du khách tới vùng nghĩa địa này sẽ bị nguyền rủa. Ảnh: vkph/Getty Images.
Hầm mộ Paris, Pháp: Nằm sâu dưới đường phố của kinh đô ánh sáng là hơn 320 km hầm mộ dưới lòng đất chứa đầy xương những người Pháp đã khuất. Khu hầm mộ được xây dựng khi nghĩa trang Paris quá tải số lượng lăng mộ, và chính quyền thành phố quyết định chôn thi thể dưới lòng đất. Đây là nơi an nghỉ của 6-7 triệu người. Hộp sọ của họ được xếp chồng gọn gàng, dọc theo lối đi quanh co dưới lòng Paris. Du khách chỉ được tham quan một phần nhỏ của khu mộ, nhưng cũng đủ để người gan dạ nhất phải khiếp sợ. Ảnh: Patrick Kovarik/Getty Images.
Hầm mộ Paris, Pháp: Nằm sâu dưới đường phố của kinh đô ánh sáng là hơn 320 km hầm mộ dưới lòng đất chứa đầy xương những người Pháp đã khuất. Khu hầm mộ được xây dựng khi nghĩa trang Paris quá tải số lượng lăng mộ, và chính quyền thành phố quyết định chôn thi thể dưới lòng đất. Đây là nơi an nghỉ của 6-7 triệu người. Hộp sọ của họ được xếp chồng gọn gàng, dọc theo lối đi quanh co dưới lòng Paris. Du khách chỉ được tham quan một phần nhỏ của khu mộ, nhưng cũng đủ để người gan dạ nhất phải khiếp sợ. Ảnh: Patrick Kovarik/Getty Images.
13 diem du lich rung ron Nhà thờ Sedlec Ossuary, Cộng hòa Séc: Nhà thờ nhỏ theo phong cách gothic ở ngoại ô thành phố Kutna Hora chứa xương cốt của khoảng 40.000 người, những người muốn siêu thoát nhanh chóng về thế giới bên kia. Một thợ khắc gỗ tại địa phương được thuê để biến xương cốt thành đèn chùm, đế nến, thậm chí là huy hiệu để trang trí nhà thờ thành tác phẩm nghệ thuật đầy ám ảnh. Ảnh: Dea/M.Borchi/Getty Images.nhat the gioi hinh anh 10
Nhà thờ Sedlec Ossuary, Cộng hòa Séc: Nhà thờ nhỏ theo phong cách gothic ở ngoại ô thành phố Kutna Hora chứa xương cốt của khoảng 40.000 người, những người muốn siêu thoát nhanh chóng về thế giới bên kia. Một thợ khắc gỗ tại địa phương được thuê để biến xương cốt thành đèn chùm, đế nến, thậm chí là huy hiệu để trang trí nhà thờ thành tác phẩm nghệ thuật đầy ám ảnh. Ảnh: Dea/M.Borchi/Getty Images
Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng, Campuchia: Trong cuộc chiến kéo dài và đẫm máu tại Campuchia, Khmer Đỏ đã biến một trường học ở Phnom Penh thành nhà tù, với khoảng 20.000 người bị tra tấn hoặc giết chết. Các tù nhân bị ép buộc nhận những tội ác họ không làm, hoặc khai ra tên các cộng sự. Giờ đây nhà tù trở thành bảo tàng, nơi du khách tới để bày tỏ sự tôn trọng với những người đã khuất, rút ra bài học từ quá khứ. Ảnh: Stefan Rupp/Getty Images.
Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng, Campuchia: Trong cuộc chiến kéo dài và đẫm máu tại Campuchia, Khmer Đỏ đã biến một trường học ở Phnom Penh thành nhà tù, với khoảng 20.000 người bị tra tấn hoặc giết chết. Các tù nhân bị ép buộc nhận những tội ác họ không làm, hoặc khai ra tên các cộng sự. Giờ đây nhà tù trở thành bảo tàng, nơi du khách tới để bày tỏ sự tôn trọng với những người đã khuất, rút ra bài học từ quá khứ. Ảnh: Stefan Rupp/Getty Images.
Nghĩa trang Chauchilla, Peru: Người Nazca ở Peru chôn người chết với đầy đủ quần áo và được sơn màu tươi sáng, đặt họ trong ngôi mộ làm từ bùn và gạch để chuẩn bị cho hành trình tới thế giới bên kia. Vào những năm 1920, các nhà khảo cổ đã khai quật những xác ướp mà giờ đây được đặt tại nghĩa trang Chauchilla. Dù đã hơn 1.000 năm tuổi, nhiều xác ướp vẫn còn tóc, da, răng và quần áo. Họ ngồi thẳng trong mộ với những hộp sọ hướng ánh nhìn về du khách. Ảnh: Istvan Kadar Photography/Getty Images.
Nghĩa trang Chauchilla, Peru: Người Nazca ở Peru chôn người chết với đầy đủ quần áo và được sơn màu tươi sáng, đặt họ trong ngôi mộ làm từ bùn và gạch để chuẩn bị cho hành trình tới thế giới bên kia. Vào những năm 1920, các nhà khảo cổ đã khai quật những xác ướp mà giờ đây được đặt tại nghĩa trang Chauchilla. Dù đã hơn 1.000 năm tuổi, nhiều xác ướp vẫn còn tóc, da, răng và quần áo. Họ ngồi thẳng trong mộ với những hộp sọ hướng ánh nhìn về du khách. Ảnh: Istvan Kadar Photography/Getty Images.
Khách sạn Stanley ở Colorado, Mỹ: Trải nghiệm khủng khiếp tại khách sạn Stanley trở thành nguồn cảm hứng cho câu chuyện kinh dị The Shining của nhà văn Stephen King. Từ khi tiểu thuyết chuyển thể thành phim và ra mắt vào năm 1980, các du khách yêu thích ma quỷ đã đổ về đây để tìm kiếm linh hồn những người chủ đầu tiên của khách sạn. Với những du khách muốn thử cảm giác mạnh, khách sạn tổ chức các cuộc điều tra bí ẩn vào đêm muộn và phục vụ các gói phiêu lưu mạo hiểm do các chuyên gia về siêu nhiên dẫn đầu. Ảnh: Jim West/Alamy Stock Photo.
Khách sạn Stanley ở Colorado, Mỹ: Trải nghiệm khủng khiếp tại khách sạn Stanley trở thành nguồn cảm hứng cho câu chuyện kinh dị The Shining của nhà văn Stephen King. Từ khi tiểu thuyết chuyển thể thành phim và ra mắt vào năm 1980, các du khách yêu thích ma quỷ đã đổ về đây để tìm kiếm linh hồn những người chủ đầu tiên của khách sạn. Với những du khách muốn thử cảm giác mạnh, khách sạn tổ chức các cuộc điều tra bí ẩn vào đêm muộn và phục vụ các gói phiêu lưu mạo hiểm do các chuyên gia về siêu nhiên dẫn đầu. Ảnh: Jim West/Alamy Stock Photo.

Theo Zing

TIN LIÊN QUAN