Giám sát thường xuyên để ngăn ngừa vi phạm từ sớm, từ xa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Giám sát thường xuyên là một trong những hoạt động quan trọng nhằm ngăn ngừa vi phạm từ sớm, từ xa. Yêu cầu giám sát thường xuyên việc chấp hành các chủ trương, quy định của Đảng về công tác cán bộ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các lĩnh vực nhạy cảm, bức xúc; kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát của Nhà nước, giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của nhân dân.
Quang cảnh phiên họp quý I/2022 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An. Ảnh tư liệu: Hoài Thu

Quang cảnh phiên họp quý I/2022 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An. Ảnh tư liệu: Hoài Thu

Coi trọng giám sát thường xuyên

Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng, phương thức lãnh đạo Đảng. Giám sát thường xuyên có vai trò quan trọng, giúp cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm; đặc biệt phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa, khi mới manh nha.

Với quan điểm, nhận thức chung đó, thời gian qua, cấp ủy các cấp và các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở rất coi trọng công tác giám sát thường xuyên.

Ở huyện Nam Đàn, để tăng cường giám sát thường xuyên, vai trò của Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành được thể hiện rất rõ thông qua việc sâu sát cơ sở theo vùng, điểm và lĩnh vực, nội dung công việc được phân công chỉ đạo. Từng cấp ủy viên thực hiện nghiêm chế độ dự sinh hoạt chi bộ nông thôn theo quy định mỗi quý/lần, mà theo đồng chí Lê Trung Hòa - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, những khó khăn, bức xúc hay khúc mắc mà đảng viên phản ánh tại sinh hoạt chi bộ đều được các cấp ủy viên nắm bắt, gửi Ban Tổ chức Huyện ủy tổng hợp để báo cáo với Thường trực Huyện ủy.

Lãnh đạo huyện Nam Đàn kiểm tra, giám sát việc thi công đầu tư cầu vào xã Nam Anh. Ảnh: Mai Hoa

Lãnh đạo huyện Nam Đàn kiểm tra, giám sát việc thi công đầu tư cầu vào xã Nam Anh. Ảnh: Mai Hoa

Trên cơ sở đó, Thường trực Huyện ủy ban hành thông báo giao các phòng, ban chuyên môn cấp huyện và cơ sở giải quyết. Nhờ đó, một số khó khăn liên quan đến xây dựng nông thôn mới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý đất công, xây dựng cơ sở hạ tầng dân sinh, xử lý môi trường, giải quyết đơn thư chưa dứt điểm hoặc việc thực hiện kết luận xử xử lý đơn thư chưa nghiêm túc… được chỉ đạo giải quyết, góp phần nâng cao trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở. Những nhiệm vụ trọng tâm được xác định đều được huyện thành lập tổ công tác; định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành nghe để đôn đốc, chỉ đạo, chấn chỉnh tư tưởng cầm chừng hoặc được chăng hay chớ trong tổ chức thực hiện, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Những nhiệm vụ trọng tâm được xác định đều được huyện thành lập tổ công tác; định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành nghe để đôn đốc, chỉ đạo, chấn chỉnh tư tưởng cầm chừng hoặc được chăng hay chớ trong tổ chức thực hiện, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Đồng chí Lê Trung Hòa - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Nam Đàn

Bên cạnh vai trò cấp ủy, ở huyện Nam Đàn, từng phòng, ban chuyên môn cấp huyện cũng phân công cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực, vùng, địa bàn và chịu trách nhiệm trước phong trào cũng như hạn chế của cơ sở.

Phát huy vai trò giám sát của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội thông qua thành lập các nhóm zalo, facebook kín nắm bắt tình hình cơ sở, báo cáo với cấp ủy, chính quyền để chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, bức xúc.

Giám sát thường xuyên ở huyện Nam Đàn còn được thông qua vai trò giám sát của chi bộ đối với đảng viên; đánh giá, nhận xét nghiêm túc việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên hàng tháng.

Lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra và Ban Tổ chức Huyện ủy Thanh Chương giám sát ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức xã Thanh Phong thông qua lắng nghe tâm tư, phản ánh của người dân. Ảnh: Mai Hoa

Lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra và Ban Tổ chức Huyện ủy Thanh Chương giám sát ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức xã Thanh Phong thông qua lắng nghe tâm tư, phản ánh của người dân. Ảnh: Mai Hoa

Ở huyện Thanh Chương, hoạt động giám sát thường xuyên của cấp ủy cũng được thể hiện bằng chế độ phân công Thường vụ phụ trách vùng, Chấp hành phụ trách điểm; đồng thời thành lập 9 tổ chỉ đạo cơ sở do đồng chí Thường vụ làm tổ trưởng và thành viên là trưởng, phó, chuyên viên các phòng, ban cấp huyện.

Cùng với đó, hàng năm. Thường trực Huyện ủy tăng cường làm việc, trao đổi với cơ sở mà ở đó phong trào trì trệ, hạn chế hoặc nội bộ chưa có sự thống nhất cao để chấn chỉnh kịp thời.

Hoạt động giám sát thường xuyên của cấp ủy Thanh Chương còn được thể hiện qua hệ thống báo cáo hàng tháng, hàng quý của các tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị cấp dưới; qua nắm bắt tình hình dư luận của hệ thống tuyên giáo, của MTTQ và các đoàn thể; qua hoạt động đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân; qua hoạt động tiếp dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; qua hoạt động giám sát của MTTQ và các đoàn thể; qua tiếp nhận và giải quyết kiến nghị, phản ánh của cử tri, đơn thư của công dân…

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Ngân - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Thanh Chương, các hình thức giám sát thường xuyên nhằm “rung chuông báo động”, nhắc nhở, cảnh báo, chủ động phòng ngừa vi phạm của tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên khi còn manh nha, kể cả cảnh báo về mặt cán bộ, nếu “anh” không chịu thay đổi, đổi mới, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thì sẵn sàng thay thế cán bộ.

Giám sát thường xuyên nhằm “rung chuông báo động”, nhắc nhở, cảnh báo, chủ động phòng ngừa vi phạm của tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên khi còn manh nha, kể cả cảnh báo về mặt cán bộ, nếu “anh” không chịu thay đổi, đổi mới, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thì sẵn sàng thay thế cán bộ.

Đồng chí Nguyễn Xuân Ngân - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Thanh Chương
Lãnh đạo thị xã Thái Hòa giám sát việc triển khai dự án đầu tư trên địa bàn. Ảnh: Mai Hoa

Lãnh đạo thị xã Thái Hòa giám sát việc triển khai dự án đầu tư trên địa bàn. Ảnh: Mai Hoa

Tiếp tục đổi mới giám sát

Ở phạm vi cấp tỉnh, hoạt động giám sát thường xuyên được đẩy mạnh gắn với công tác kiểm tra, giám sát nói chung của cấp ủy, tổ chức Đảng, Ủy ban Kiểm tra.

Theo đó, nhiều hình thức giám sát thường xuyên được triển khai. Như phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ phụ trách lĩnh vực, địa phương, đơn vị; phân công cấp ủy và lãnh đạo các ban xây dựng Đảng của tỉnh dự sinh hoạt tại các chi bộ ở cơ sở. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND duy trì chế độ tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân theo định kỳ…

Song song với đó, từng đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành tăng cường tham dự các kỳ họp định kỳ, đột xuất, hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình ở các địa phương, đơn vị phụ trách; qua đó, nắm bắt tình hình, định hướng những nội dung, giải pháp cụ thể.

Đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nắm bắt tình hình hoạt động của công an chính quy về xã tại huyện Quỳ Châu. Ảnh: Mai Hoa

Đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nắm bắt tình hình hoạt động của công an chính quy về xã tại huyện Quỳ Châu. Ảnh: Mai Hoa

Từng đồng chí Thường vụ, Chấp hành cũng chủ động thu thập, tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính đa chiều để đánh giá, nhìn nhận toàn diện, thấu đáo, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là những vấn đề nổi cộm, yếu kém, bức xúc trong nhân dân

Tương tự, các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy cũng phân công cán bộ, công chức theo dõi địa bàn, lĩnh vực, gắn với ban hành quy chế công tác đối với cán bộ theo dõi địa bàn, lĩnh vực. Qua đó, cán bộ, công chức tích cực đi cơ sở nắm tình hình và thu thập thông tin cơ sở để báo cáo, tham mưu cho cơ quan, cấp ủy giải quyết kịp thời nhiều vấn đề phát sinh.

5 năm (2016 - 2020), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kiểm tra 52 lượt tổ chức Đảng và 99 lượt đảng viên… Qua kiểm tra, thanh tra đã kiến nghị xử lý về kinh tế gần 442 tỷ đồng và xử lý trách nhiệm 286 tổ chức và 979 cá nhân có khuyết điểm, vi phạm.

Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực được các cấp xác định tăng cường kiểm tra, giám sát. Ảnh: Mai Hoa

Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực được các cấp xác định tăng cường kiểm tra, giám sát. Ảnh: Mai Hoa

Để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác giám sát thường xuyên, ngày 4/1/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 13-ĐA/TU về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát thường xuyên của cấp ủy, các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra; trọng tâm giám sát người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Tập trung giám sát thường xuyên việc chấp hành các chủ trương, đường lối, Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định của Đảng trên nhiều nội dung, lĩnh vực, như công tác cán bộ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các lĩnh vực nhạy cảm, bức xúc.

Đề án cũng đặt ra yêu cầu đổi mới phương pháp giám sát thường xuyên theo hướng đồng bộ, hiệu quả; kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát của Nhà nước, giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và giám sát của nhân dân./.

Tin mới