Lớp học ... không đợi tuổi

(Baonghean.vn) - Không ngại nắng, không ngại tối, không ngại đường xá cách trở... Mùa hè này, lớp học xóa mù chữ ở bản Giáp Gát (Bình Sơn - Anh Sơn) vẫn luôn luôn chật cứng học trò. Thành viên của lớp, mỗi người một  độ tuổi, một hoàn cảnh khác nhau nhưng niềm khát khao được đến trường, khát khao biết con chữ vẫn luôn cháy bỏng...

Bản Giáp Gát, xã Bình Sơn nằm ở nơi xa xôi nhất của huyện Anh Sơn. Cách trở về đường sông, khó khăn về đường bộ khiến cho nơi đây một thời kỳ bị biệt lập với cuộc sống bên ngoài. Rất nhiều người độ tuổi từ 25 đến 60 không biết chữ

Tuyến đường 7B vào Giáp Gát đang được thi công và sẽ trở thành tuyến đường liên tuyến chạy thẳng đến Tân Kỳ. Từ khi có tuyến đường này cuộc sống người dân trong vùng đã bắt đầu khởi sắc
Tuyến đường 7B vào Giáp Gát đang được thi công và sẽ trở thành tuyến đường liên tuyến nối các xã Đỉnh Sơn, Thành Sơn, Thọ Sơn, Bình Sơn... Từ khi có tuyến đường này cuộc sống người dân trong vùng đã bắt đầu khởi sắc
Đời sống kinh tế được nâng cao. Người dân trong xã bắt đầu có ý thức về việc học chữ.
Khi đời sống kinh tế được nâng cao, người dân trong xã bắt đầu có ý thức về việc học chữ.
"Không có chữ - Tức lắm. Ai nói gì cũng không hiểu. Đi bệnh viện cũng chẳng biết phòng khoa nào" - Nỗi khát khao biết chữ bắt nguồn từ những suy nghĩ rất đời thường
"Không có chữ - Tức lắm. Ai nói gì cũng không hiểu. Đi bệnh viện cũng chẳng biết phòng khoa nào" - Nỗi khát khao biết chữ bắt nguồn từ những suy nghĩ rất đời thường
Hai chị em Ngân Thị Mười - Ngân Thị Hoạch, gần 50 tuổi mới được đến trường. Biết được mong muốn của mẹ, ngày ngày chồng và con của các chị thay nhau chở các chị vượt quãng đường gần 7km để đến nhà văn hóa bản Giáp Gát học chữ
Hai chị em Ngân Thị Mười - Ngân Thị Hoạch, gần 50 tuổi mới được đến trường. Biết được mong muốn của mẹ, ngày ngày chồng và con của các chị thay nhau chở các chị vượt quãng đường gần 7km để đến nhà văn hóa bản Giáp Gát học chữ
Ở tuổi đã ngoài tứ tuần, việc học chữ không dễ dàng. Bởi thế không chỉ thầy cô đứng lớp mà ban giám hiệu nhà trường cũng phải thường xuyên đến kiểm tra, động viên các thành viên của lớp
Ở tuổi đã ngoài tứ tuần, việc học chữ không dễ dàng. Bởi thế không chỉ thầy cô đứng lớp mà ban giám hiệu nhà trường cũng phải thường xuyên đến kiểm tra, động viên các thành viên của lớp
Cô giáo Hoàng Thị Loan, 51 tuổi được ban giám hiệu tin tưởng giao phụ trách lớp xóa mù chữ. Dạy cho học sinh lớn tuổi, không chỉ cần kiến thức mà còn cần cái tâm, trách nhiệm - cô Lan tâm sự
Cô giáo Hoàng Thị Loan, 51 tuổi được Ban giám hiệu tin tưởng giao phụ trách lớp xóa mù chữ. Dạy cho học sinh lớn tuổi, không chỉ cần kiến thức mà còn cần cái tâm, trách nhiệm - cô Lan tâm sự
Rất nhiều học viên đem cả con đến lớp. Hình ảnh con dạy cho mẹ, cháu dạy cho bà trở thành những nét đẹp riêng của các lớp học lớn tuổi  này
Rất nhiều học viên đem cả con đến lớp. Hình ảnh con dạy cho mẹ, cháu dạy cho bà trở thành những nét đẹp riêng của các lớp học lớn tuổi này
Không chỉ dạy chữ đơn thuần, Giáo viên còn phải tổ chức nhiều trò chơi, mở các cuộc thi đỗ chữ để giúp học sinh hào hứng
Ở lớp học này, không chỉ dạy chữ đơn thuần, giáo viên còn phải tổ chức nhiều trò chơi, mở các cuộc thi đố chữ để giúp "học sinh" hào hứng hơn trong việc học
Cụ  bà Lô Thị Nhiệm 66 tuổi - thành viên cao tuổi nhất lớp vẫn rất phấn chấn trước buổi học ngoại khóa
Cụ bà Lô Thị Nhiệm 66 tuổi - thành viên cao tuổi nhất lớp vẫn rất vui trước buổi học ngoại khóa
Học viên hào hứng
Học viên hào hứng "khoe" với phóng viên đã biết đọc chữ

Có chữ, chị em không phải điểm chỉ mỗi khi lên xã nhận chế đọ, không còn phải lo có điện thoại mà không biết dùng, không biết thông tin để chuyển giao khoc học kỹ thuật

Có chữ, chị em không phải điểm chỉ mỗi khi lên xã nhận chế độ, không còn phải lo có điện thoại mà không biết dùng, không biết thông tin để chuyển giao khoa học kỹ thuật. Từ những lớp học này, mỗi một năm trên 2000 đồng bào dân tộc thiểu số của Nghệ An đã được xóa mù, góp phần nâng cao dân trí, giúp bà con từng bước ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, xã hội

Mỹ Hà

Tin mới