Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng tìm nước cho học trò

(Baonghean.vn) - Vào đầu năm học mới, nhiều trường học ở vùng cao Nghệ An thiếu nước trầm trọng. Một số đường ống dẫn nước bị hư hỏng, tắc nghẽn do mưa lũ. Trước tình hình đó, các giáo viên phải băng rừng tìm nước cho các em học sinh.
Sau những ngày mưa lũ, nhiều trường học ở huyện vùng cao Kỳ Sơn thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Với số lượng học sinh ăn, ở bán trú tại các trường lớn nên nguồn nước là vấn đề rất được quan tâm sau khi các em trở lại trường. Do đó, sau mỗi buổi lên lớp, giáo viên lại phải chia nhau băng qua các cánh rừng để tìm nước về trường. Ảnh: Đào Thọ
Sau những ngày mưa lũ, nhiều trường học ở huyện vùng cao Kỳ Sơn thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Với số lượng học sinh ăn, ở bán trú tại các trường lớn nên nguồn nước là vấn đề rất được quan tâm sau khi các em trở lại trường. Do đó, sau mỗi buổi lên lớp, giáo viên lại phải chia nhau băng qua các cánh rừng để tìm nguồn nước về trường. Ảnh: Đào Thọ
Tại trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn, hệ thống nước được lấy từ nguồn cách trường 5 km. Sau thời gian nghỉ hè, đường ống bị hư hỏng, tắc nghẽn nặng nề, nhiều giáo viên đã phải lần mò từng điểm nối trên các cánh rừng để kiểm tra. Ảnh: Đào Thọ
Tại trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn, hệ thống nước được lấy từ nguồn cách trường 5 km. Sau thời gian nghỉ hè, đường ống bị hư hỏng, tắc nghẽn nặng, nhiều giáo viên đã phải lần mò từng điểm nối trên các cánh rừng để kiểm tra. Ảnh: Đào Thọ
Thầy Nguyễn Ngọc Lâm - giáo viên Trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn cho hay: “Chúng tôi phải đi từng điểm nối, đào ống nước lên để mở ra kiểm tra. Hư hỏng, tắc nghẽn chỗ nào thì xử lý chỗ đó. Khổ nhất là trời mới mưa xong, vắt bám đầy người, phải chui trong từng bụi rậm để lần mò đường ống dẫn nước”. Ảnh: Đào Thọ
Thầy Nguyễn Ngọc Lâm - giáo viên Trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn cho hay: “Chúng tôi phải đi từng điểm nối, đào ống nước lên để mở ra kiểm tra. Hư hỏng, tắc nghẽn chỗ nào thì xử lý chỗ đó. Khổ nhất là trời mới mưa xong, vắt bám đầy người, phải chui trong từng bụi rậm để lần mò đường ống dẫn nước”. Ảnh: Đào Thọ 
Những điểm nối được chôn dưới đất, giáo viên phải dùng vam mở khóa để tháo ra. Ảnh: Đào Thọ
Những điểm nối được chôn dưới đất, giáo viên phải dùng vam mở khóa để tháo ra. Ảnh: Đào Thọ
Sau mỗi lần mở được ống nước trên rừng, người các thầy giáo lấm lem bùn đất, quần áo ướt sũng. Ảnh: Đào Thọ
Sau mỗi lần mở được ống nước trên rừng, người các thầy giáo lấm lem bùn đất, quần áo ướt sũng. Ảnh: Đào Thọ
Một số điểm bị đứt gãy, nước phun ra tung tóe, muốn xử lý được họ phải chịu ướt để dùng dây giun cố định lại. Ảnh: Đào Thọ
Một số điểm bị đứt gãy, nước phun ra tung tóe, muốn xử lý được họ phải chịu ướt để dùng dây cố định lại. Ảnh: Đào Thọ
Ở những nơi khác, nhiều giáo viên phải chui vào bụi rậm gai góc để kéo ống dẫn thay lại đường nước. Ảnh: Đào Thọ
Ở những nơi khác, nhiều giáo viên phải chui vào bụi rậm gai góc để kéo ống dẫn thay lại đường nước. Ảnh: Đào Thọ
Sau nhiều ngày băng rừng, nước đã về để học sinh sinh hoạt. “Học sinh vùng cao khi thiếu nước thường ra khe suối tắm giặt gây nguy cơ về đuối nước là rất cao. Do vậy, chúng tôi đã chỉ đạo các trường phải đảm bảo đủ nơi ăn, chốn ở, nguồn nước cho các em sử dụng để tạo sự yên tâm cho các em học tập ” – thầy Phan Văn Thiết, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho hay.
Sau nhiều ngày băng rừng, nước đã về để phục vụ cho các em học sinh. “Học sinh vùng cao khi thiếu nước thường ra khe, suối tắm giặt gây nguy cơ về đuối nước rất cao. Do vậy, chúng tôi đã chỉ đạo các trường phải đảm bảo đủ nơi ăn, chốn ở, nguồn nước cho các em sử dụng để tạo sự yên tâm cho phụ huynh và các em học tập” – thầy Phan Văn Thiết - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho hay. Ảnh: Đào Thọ

Tin mới