Hái ớt rừng kiếm tiền triệu

(Baonghean.vn) - Là một loại cây mọc hoang trong rừng, giờ đây ớt cay muỗi ( còn gọi là ớt thóc, ớt chuột) ở huyện miền núi Con Cuông trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương đem lại thu nhập cho nhiều người dân.

Theo chị Lương Thị Hải, bản Nưa, xã Yên Khê cho biết, vào dịp này tranh thủ lúc nông nhàn chị cũng như nhiều người dân vào rừng thu hái ớt muỗi rừng mang về bán. Trung bình mỗi tháng những người nông dân đi hái ớt rừng cũng thu lãi 2-3 triệu đồng. Ảnh: Bá Hậu
Theo chị Lương Thị Hải, bản Nưa, xã Yên Khê cho biết, vào dịp này tranh thủ lúc nông nhàn chị cũng như nhiều người dân vào rừng thu hái ớt muỗi rừng mang về bán. Trung bình mỗi tháng những người nông dân đi hái ớt rừng cũng thu lãi 2-3 triệu đồng. Ảnh: Bá Hậu
Loại ớt đặc sản này thường mọc hoang dại trên các rẫy và núi cao, ớt tuy kích thước rất nhỏ nhưng bùi lại mùi vị thơm, cay nồng và đặc biệt là “siêu sạch”. Và đây là lý do khiến ớt muỗi được nhiều người ưu chuộng và tìm mua. Nắm bắt được yếu tố này, nhiều hộ dân của huyện Con Cuông đã tự trồng loại ớt này để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Mỗi lần thu hoạch xong chỉ cần vun lại gốc, bón thêm một ít phân hữu cơ chứ không cần đầu tư chăm sóc kỹ càng. Ớt cay muỗi có thể trồng xen canh giữa vườn chuối, vừa tiết kiệm được diện tích vừa giúp cây sinh trưởng tốt do có bóng mát. Ảnh: Bá Hậu
Loại ớt đặc sản này thường mọc hoang dại trên các rẫy và núi cao, ớt tuy kích thước rất nhỏ nhưng bùi lại mùi vị thơm, cay nồng và đặc biệt là “siêu sạch”. Và đây là lý do khiến ớt muỗi được nhiều người ưu chuộng và tìm mua. Nắm bắt được yếu tố này, nhiều hộ dân của huyện Con Cuông đã tự trồng loại ớt này để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Mỗi lần thu hoạch xong chỉ cần vun lại gốc, bón thêm một ít phân hữu cơ chứ không cần đầu tư chăm sóc kỹ càng. Ớt cay muỗi có thể trồng xen canh giữa vườn chuối, vừa tiết kiệm được diện tích vừa giúp cây sinh trưởng tốt do có bóng mát. Ảnh: Bá Hậu
Thành quả của một người sau buổi sáng đi hái ớt trong rừng. Ớt cay rừng có giá cao hơn so với các loại ớt khác rất nhiều. Hiện tại, loại ớt này đang được bán với giá dao động từ 50 - 80.000 đồng/kg. Điều đặc biệt là loại ớt này thường xuyên ra trái, cứ khoảng 20 ngày lại thu hoạch 1 lần, hầu như quanh năm. Việc đi hái ớt trong rừng cũng
Thành quả của một người sau buổi sáng đi hái ớt trong rừng. Ớt cay rừng có giá cao hơn so với các loại ớt khác rất nhiều. Hiện tại, loại ớt này đang được bán với giá dao động từ 50.000 - 80.000 đồng/kg.  Ảnh: Bá Hậu
Ớt muỗi ra hoa, quả quanh năm. Ảnh: Bá Hậu
Điều đặc biệt là loại ớt này thường xuyên ra trái, cứ khoảng 20 ngày lại thu hoạch 1 lần, hầu như quanh năm. Việc đi hái ớt trong rừng cũng "hên xui", có ngày được 4 - 5 kg, có ngày cũng chỉ được 2 - 3 kg. Hiện nay ớt ngày càng khan hiếm, vì nhiều người đi hái hơn trước đây. Ảnh: Bá Hậu
Ớt được người dân chế biến bằng cách ngâm muối bán cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn và một số thương lái ở các nơi khác đến thu mua. Ảnh: Bá Hậu
Ớt được người dân chế biến bán cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn và một số thương lái ở các nơi khác đến thu mua. Ảnh: Bá Hậu
Ngoài dùng trực tiếp để chế biến các món ăn thì ớt cay muội còn được ngâm với nước mắm hoặc muối và tỏi. Điều đặc biệt, nếu ngâm nước mắm phải là loại nước mắm nguyên chất. Trong ảnh: ớt đã được ngâm sẵn bán cho khách có nhu cầu. Ảnh: Bá Hậu
Ngoài dùng trực tiếp để chế biến các món ăn thì ớt cay muội còn được ngâm với nước mắm hoặc muối và tỏi. Điều đặc biệt, nếu ngâm nước mắm phải là loại nước mắm nguyên chất. Trong ảnh: ớt đã được ngâm sẵn bán cho khách có nhu cầu. Mỗi chai như thế này được bán với giá 50.000 đồng. Ảnh: Bá Hậu
Ngoài ớt ngâm khác hàng cũng có thể mua ớt tươi về cất tủ lạnh ăn dần. Ảnh: Bá Hậu
Ngoài ớt ngâm khách hàng cũng có thể mua ớt tươi về cất tủ lạnh ăn dần. Ảnh: Bá Hậu
Với người miền Tây Nghệ An bừa ăn không thể thiếu món ớt muỗi. Ảnh: Bá Hậu
Với đặc điểm cay nồng, ớt muỗi không chỉ làm tăng khẩu vị bữa ăn mà còn giúp người dân miền Tây xứ Nghệ chống cái lạnh trong mùa đông và cải thiện nguồn vitamin A.  Ảnh: Bá Hậu

Bá Hậu - Minh Hạnh

TIN LIÊN QUAN

Tin mới