Hạn hán khốc liệt, cá chết khô ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nắng nóng kéo dài đã khiến mực nước tại sông Cấm, đoạn qua huyện Nghi Lộc (Nghệ An) xuống thấp kỷ lục. Các loại thủy sản như cá, ốc, ngao...chết trắng đầy sông.
Clip: Quang An
Sông Cấm (huyện Nghi Lộc) phục vụ nước sản xuất cho rất nhiều xã như Nghi Hưng, Nghi Yên, Nghi Thuận, Nghi Tiến, Nghi Quang, Nghi Thiết... Tuy nhiên, dưới nắng nóng kỷ lục, hiện mực nước tại sông Cấm đã xuống thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong ảnh: Lòng sông Cấm cạn trơ đáy trong sáng 14/7. Ảnh: Quang An
Sông Cấm (huyện Nghi Lộc) phục vụ nước sản xuất cho rất nhiều xã như Nghi Hưng, Nghi Yên, Nghi Thuận, Nghi Tiến, Nghi Quang, Nghi Thiết... Tuy nhiên, dưới nắng nóng kỷ lục, hiện mực nước tại sông Cấm đã xuống thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong ảnh: Lòng sông Cấm cạn trơ đáy trong sáng 14/7. Ảnh: Quang An
Xung quanh bờ sông, cá chết trắng nổi đầy mặt nước khiến ai cũng phải xót xa. Ảnh: Quang An
Xung quanh bờ sông, cá chết trắng nổi đầy mặt nước khiến ai cũng phải xót xa. Ảnh: Quang An
Nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt là do hạn hán kéo dài, nước sông Cấm nóng lên, khiến môi trường sống của cá bị thay đổi. Bên cạnh đó, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng ăn sâu vào đất liền nên việc cá nước ngọt chết xuất hiện ngày càng nhiều. Ảnh: Quang An
Nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt là do hạn hán kéo dài, nước sông Cấm nóng lên, khiến môi trường sống của cá bị thay đổi. Bên cạnh đó, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng ăn sâu vào đất liền nên việc cá nước ngọt chết xuất hiện ngày càng nhiều. Ảnh: Quang An
Ông Trần Văn Lành, người dân xã Nghi Thuận cho biết: Tôi sống ở cạnh sông hàng chục năm nay, tuy nhiên chưa bao giờ thấy mực nước sông xuống thấp, cá chết la liệt như vậy. Trước kia muốn đi từ bờ sông bên này qua bờ sông bên kia phải chèo thuyền, nay có thể lội qua dễ dàng vì lòng sông cũng đã cạn khô... Ảnh: Quang An
Ông Trần Văn Lành, người dân xã Nghi Thuận cho biết: Tôi sống ở cạnh sông hàng chục năm nay, tuy nhiên chưa bao giờ thấy mực nước sông xuống thấp, cá chết la liệt như vậy. Trước kia muốn đi từ bờ sông bên này qua bờ sông bên kia phải chèo thuyền, nay có thể lội qua dễ dàng vì lòng sông cũng đã cạn khô... Ảnh: Quang An
Nhiều con cá bị chết khô, phân hủy chỉ còn trơ lại bộ xương 2 bên bờ sông Cấm. Ảnh: Quang An
Nhiều con cá bị chết khô, phân hủy chỉ còn trơ lại bộ xương 2 bên bờ sông Cấm. Ảnh: Quang An
Xác cá khô quắp dưới nắng hạn khốc liệt. Ảnh: Quang An
Xác cá khô quắp dưới nắng hạn khốc liệt. Ảnh: Quang An
Không chỉ cá mà các loại thủy sản khác như nghêu, ốc, hến... cũng phơi trắng sông dưới cái nắng khốc liệt. Ảnh: Quang An
Không chỉ cá mà các loại thủy sản khác như nghêu, ốc, hến... cũng phơi trắng sông dưới cái nắng khốc liệt. Ảnh: Quang An
Mực nước tại sông Cấm xuống thấp, chỉ còn khoảng 20 cm trong sáng 14/7 nên các trạm bơm xung quanh cũng không có nước để phục vụ sản xuất. Máy bơm khô rang, gỉ sét. Ảnh: Quang An
Mực nước tại sông Cấm xuống thấp, chỉ còn khoảng 20 cm trong sáng 14/7 nên các trạm bơm xung quanh cũng không có nước để phục vụ sản xuất. Máy bơm khô rang, gỉ sét. Ảnh: Quang An
Ông Trần Nguyên Hòa - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Nghi Lộc cho biết, nắng hạn kéo dài khiến gần 1.000ha đất lúa không thể sản xuất, 2.600ha lúa đã gieo trồng nhưng bị hạn, trong đó hạn nặng 700 ha. Nước tại sông Cấm hiện đã xuống rất thấp và bị xâm nhập mặn nặng nề, do đó, huyện đang lên kế hoạch đắp sông Cấm tại điểm cầu N5 (xã Nghi Thuận) để tăng mực nước sông và ngăn xâm nhập mặn. Trong ảnh: Người dân Nghi Lộc quanh khu vực sông Cấm chuyển diện tích đất lúa sang trồng hành tăm để chống hạn. Trước đó, 13/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu đã công bố tình trạng thiên tai do nắng nóng, hạn hán trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Quang An
Ông Trần Nguyên Hòa - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Nghi Lộc cho biết, nắng hạn kéo dài khiến gần 1.000ha đất lúa không thể sản xuất, 2.600ha lúa đã gieo trồng nhưng bị hạn, trong đó hạn nặng 700 ha. Nước tại sông Cấm hiện đã xuống rất thấp và bị xâm nhập mặn nặng nề, do đó, huyện đang lên kế hoạch đắp sông Cấm tại điểm cầu N5 (xã Nghi Thuận) để tăng mực nước sông và ngăn xâm nhập mặn. Trong ảnh: Người dân Nghi Lộc quanh khu vực sông Cấm chuyển diện tích đất lúa sang trồng hành tăm để chống hạn. Trước đó, 13/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu đã công bố tình trạng thiên tai do nắng nóng, hạn hán trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Quang An

Tin mới