Hành trình tìm hài cốt liệt sỹ của những người lính trên đất bạn Lào

(Baonghean.vn) - Mùa khô ở bên Lào thời tiết rất khắc nghiệt. Ban ngày nóng đến bỏng rát nhưng đêm đến lại lạnh thấu xương. Để tìm ra dấu vết nơi đồng đội ngã xuống cách nay hàng nửa thế kỷ, các chiến sỹ phải mò mẫm dựng lán ngủ trong rừng suốt nhiều ngày đêm.
Thành lập từ năm 1984, Đội tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ (Bộ Chỉ huy Quân sự Nghệ An) được giao nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt các Chuyên gia, Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở 3 tỉnh Xiangkhouang, Vientiane và Xaysomboun. Đây là những tỉnh có địa hình phức tạp, phần lớn các khu vực chôn cất liệt sỹ đều nằm trong rừng sâu, để tìm kiếm và quy tập hài cốt, những chiến sỹ làm nhiệm vụ này thường phải băng rừng, lội suối trong nhiều ngày liền. Ảnh: TH
Thành lập từ năm 1984, Đội tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ (Bộ Chỉ huy Quân sự Nghệ An) được giao nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt các Chuyên gia, Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở 3 tỉnh Xiangkhouang, Vientiane và Xaysomboun. Đây là những tỉnh có địa hình phức tạp, phần lớn các khu vực chôn cất liệt sỹ đều nằm trong rừng sâu, để tìm kiếm và quy tập hài cốt, những chiến sỹ làm nhiệm vụ này thường phải băng rừng, lội suối trong nhiều ngày liền. Ảnh: TH
Theo đội trưởng, trung tá Nguyễn Văn Nam, hiện nay, Đội có gần 100 chiến sỹ. Chịu ảnh hưởng của thời tiết, các chiến sỹ chỉ có thể làm nhiệm vụ vào mùa khô ở đất bạn Lào (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Có những lần, để tìm được hài cốt liệt sỹ, các chiến sỹ này phải băng rừng suốt hai ngày. Ảnh: TH
Theo đội trưởng, trung tá Nguyễn Văn Nam, hiện nay, Đội có gần 100 chiến sỹ. Chịu ảnh hưởng của thời tiết, các chiến sỹ chỉ có thể làm nhiệm vụ vào mùa khô ở đất bạn Lào (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Có những lần, để tìm được hài cốt liệt sỹ, các chiến sỹ này phải băng rừng suốt hai ngày. Ảnh: TH
Những bữa cơm trong rừng sâu trở nên quá quen thuộc với những chiến sỹ làm nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Ảnh: TH
Những bữa cơm trong rừng sâu trở nên quá quen thuộc với những chiến sỹ làm nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Ảnh: TH
"Thủ tục" trước khi đào huyệt, đưa các anh về với quê hương. Để tìm được những hài cốt này, các chiến sỹ thường dựa vào các nguồn tin như sơ đồ nghĩa trang do các đơn vị cung cấp, nguồn tin từ các cựu chiến binh trực tiếp chôn cất hoặc thân nhân liệt sỹ và nguồn tin từ người dân địa phương. Ảnh: TH
"Thủ tục" trước khi đào huyệt, đưa các anh về với quê hương. Để tìm được những hài cốt này, các chiến sỹ thường dựa vào các nguồn tin như sơ đồ nghĩa trang do các đơn vị cung cấp, nguồn tin từ các cựu chiến binh trực tiếp chôn cất hoặc thân nhân liệt sỹ và nguồn tin từ người dân địa phương. Ảnh: TH
Đây dường như là một công việc “mò kim đáy bể”. Đặc biệt khi mà phần lớn các liệt sỹ đã hy sinh từ cách đây gần nửa thế kỷ. Để xác định chính xác được vị trí chôn cất, không phải là một điều dễ dàng. Khi mà trước đây địa hình nước bạn Lào phần lớn là đồi núi trọc, bây giờ cây cối mọc um tùm. Đường sá, địa danh cũng khác xưa. Kể cả các cựu chiến binh trực tiếp chôn cất giờ đích thân quay trở lại tìm cũng rất khó... Ảnh: TH

Đây dường như là một công việc “mò kim đáy bể”. Đặc biệt khi mà phần lớn các liệt sỹ đã hy sinh từ cách đây gần nửa thế kỷ. Để xác định chính xác được vị trí chôn cất, không phải là một điều dễ dàng. Khi mà trước đây địa hình nước bạn Lào phần lớn là đồi núi trọc, bây giờ cây cối mọc um tùm. Đường sá, địa danh cũng khác xưa. Kể cả các cựu chiến binh trực tiếp chôn cất giờ đích thân quay trở lại tìm cũng rất khó... Ảnh: TH

Một tấm kim loại ghi tên liệt sỹ được chôn cạnh hài cốt. Từ năm 1984 đến nay, Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ của Nghệ An đã cất bốc, quy tập được hơn 12.000 hài cốt liệt sỹ là Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam đã hy sinh trên đất bạn Lào. Trong số đó, đã tổ chức bàn giao hơn 900 hài cốt xác định được danh tính, quê quán để chính quyền các địa phương và gia đình tổ chức an táng tại quê hương các liệt sỹ. Ảnh: TH
 Một tấm kim loại ghi tên liệt sỹ được chôn cạnh hài cốt. Từ năm 1984 đến nay, Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ của Nghệ An đã cất bốc, quy tập được hơn 12.000 hài cốt liệt sỹ là Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam đã hy sinh trên đất bạn Lào. Trong số đó, đã tổ chức bàn giao hơn 900 hài cốt xác định được danh tính, quê quán để chính quyền các địa phương và gia đình tổ chức an táng tại quê hương các liệt sỹ. Ảnh: TH
Riêng mùa khô 2017 - 2018, đơn vị quy tập được 98 hài cốt. Trong đó, chỉ có duy nhất một phần mộ xác định được danh tính, quê quán và đơn vị. Đó là liệt sỹ Nguyễn Đình Quảng, quê ở tỉnh Ninh Bình. Liệt sỹ Quảng hy sinh năm 1971, khi người con gái đầu lòng vẫn còn chưa ra đời. Ảnh: Tiến Hùng

Riêng mùa khô 2017 - 2018, đơn vị quy tập được 98 hài cốt. Trong đó, chỉ có duy nhất một phần mộ xác định được danh tính, quê quán và đơn vị. Đó là liệt sỹ Nguyễn Đình Quảng, quê ở tỉnh Ninh Bình. Liệt sỹ Quảng hy sinh năm 1971, khi người con gái đầu lòng vẫn còn chưa ra đời. Ảnh: Tiến Hùng

Chiến trường xưa bây giờ đã được che phủ bởi những cánh rừng âm u, nhưng không ít bãi mìn, bom đạn vẫn còn sót lại. Nhiều chiến sỹ đã bị thương trong lúc làm công việc này. Gần đây nhất, trưa 5/4, trong lúc tìm kiếm 6 phần mộ liệt sỹ tại bản Na Păn, Kệt Nậm Xiên 2, huyện Phả Xay (Xiêng Khoảng), trung úy Nguyễn Khắc Âu bị vướng liên tiếp vào 2 quả mìn khi đang dò dẫm tìm đường. Tay phải trung úy bị thương nặng, sức ép của quả mìn làm thủng màng nhĩ....Trong ảnh: Đưa các liệt sỹ về với đất mẹ quê hương. Ảnh: Tiến Hùng

Chiến trường xưa bây giờ đã được che phủ bởi những cánh rừng âm u, nhưng không ít bãi mìn, bom đạn vẫn còn sót lại. Nhiều chiến sỹ đã bị thương trong lúc làm công việc này. Gần đây nhất, trưa 5/4, trong lúc tìm kiếm 6 phần mộ liệt sỹ tại bản Na Păn, Kệt Nậm Xiên 2, huyện Phả Xay (Xiêng Khoảng), trung úy Nguyễn Khắc Âu bị vướng liên tiếp vào 2 quả mìn khi đang dò dẫm tìm đường. Tay phải trung úy bị thương nặng, sức ép của quả mìn làm thủng màng nhĩ....Trong ảnh: Đưa các liệt sỹ về với đất mẹ quê hương. Ảnh: Tiến Hùng

Tin mới