Hành trình xuống núi học chữ của những em bé người Mông vùng biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Xuống núi, những học trò người Mông sẽ phải xa nhà, xa bố mẹ. Nhưng, về điểm trường chính, các em sẽ có một ngôi nhà thứ hai, được thầy cô chăm lo như chính người thân trong gia đình...
8 học sinh người mông học bán trú trường Mai Sơn, Tương Dương. Ảnh: Đức Anh
Từ đầu năm học mới, điểm chính của Trường tiểu học Mai Sơn, huyện Tương Dương có thêm 8 bạn học sinh mới, là những em người Mông ở bản Phà Kháo xuống nhập học. Đây là một sự nỗ lực rất lớn của các thầy giáo sau cả tháng trời lên rẫy vận động các em đến trường. Ảnh: Đức Anh
             
Bản Phá Kháo là bản xa nhất của xã Mai Sơn. Để đến được trung tâm xã, giáo viên và học sinh phải mất hơn 1 tiếng đi xe máy, vượt quãng đường núi gần 16 km gồ ghề và hiểm trở. Ảnh: Đức Anh
Bản Phá Kháo là bản xa nhất của xã Mai Sơn. Để đến được trung tâm xã, giáo viên và học sinh phải mất hơn 1 tiếng đi xe máy, vượt quãng đường núi gần 16 km gồ ghề và hiểm trở. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Mỹ Hà
Trường Tiểu học Mai Sơn nằm ở xã biên giới, nơi xa nhất của huyện Tương Dương. Để lên được Mai Sơn, trước đây thầy cô vẫn thường đi thuyền dọc sông Nậm Nơn. Giờ đây, thay vì đi đường sông, giáo viên lại thường đi ngược lên Kỳ Sơn, qua Mỹ Lý, chặng đường chông chênh dài hơn 300 cây số. Ảnh: Mỹ Hà
8 học sinh người mông học bán trú trường Mai Sơn, Tương Dương. Ảnh: Đức Anh
Trong số 8 học sinh mới, có 7 em đang học lớp 5. Em còn lại đang học lớp 3 là Già Kiều Trang, con gái của thầy Già Bá Già nay vẫn đang dạy học ở Phá Kháo. Việc vận động học sinh xuống trường được Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Mai Sơn thực hiện từ cuối năm học trước nhằm mục đích tạo điều kiện để các em được tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường và được học các môn năng khiếu. Riêng thầy giáo Già Bá Già "tự nguyện" cho con xuống điểm trường chính học sớm 2 năm để khuyến khích bà con dân bản. Ảnh: Đức Anh
8 học sinh người mông học bán trú trường Mai Sơn, Tương Dương. Ảnh: Đức Anh
Có thêm 8 học sinh xuống ở cùng, các thầy giáo, cô giáo ở nhà công vụ có thêm nhiệm vụ làm bố, làm mẹ. Ảnh: Đức Anh
Từ khi học sinh xuống núi, thầy giáo Nguyễn Thế Quảng - Phó Hiệu trưởng nhà trường đã nhường phòng ở của mình cho 8 học sinh người Mông. Ảnh: Đức Anh
Từ khi học sinh xuống núi, thầy giáo Nguyễn Thế Quảng - Phó Hiệu trưởng nhà trường đã nhường phòng ở của mình cho 8 học sinh người Mông. Ảnh: Đức Anh
8 học sinh người mông học bán trú trường Mai Sơn, Tương Dương. Ảnh: Đức Anh
Xuống núi, lần đầu tiên các em biết đến điện lưới, được xem ti vi, có quạt điện. Thầy giáo Đào Xuân Hải - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Vì mới nhập học được hơn 1 tuần nên các em học sinh còn đang nhớ nhà. Để các em vơi bớt nỗi nhớ, các thầy giáo đang cố gắng tìm cách động viên, tìm những bộ phim hoạt hình cho các em xem sau giờ học. Ảnh: Đức Anh
8 học sinh người mông học bán trú trường Mai Sơn, Tương Dương. Ảnh: Đức Anh
Mới chuyển xuống chưa lâu nhưng nhờ có sự chỉ bảo của thầy cô, các em đã biết tự ý thức chăm sóc bản thân. Ảnh: Đức Anh
 
8 học sinh người mông học bán trú trường Mai Sơn, Tương Dương. Ảnh: Đức Anh
Thói quen, nhịp sinh hoạt hàng ngày cũng thay đổi. Ảnh: Đức Anh
8 học sinh người mông học bán trú trường Mai Sơn, Tương Dương. Ảnh: Đức Anh
Mỗi ngày các em dậy từ rất sớm và giúp thầy cô vệ sinh khuôn viên nhà công vụ.  Ảnh: Đức Anh

Trong khi học sinh đang chuẩn bị vệ sinh cá nhân thì giáo viên của trường đã chuẩn bị bữa sáng cho các em. Món ăn yêu thích nhất của học sinh người Mông là mì tôm với cơm trắng. Thỉnh thoảng thực đơn sẽ có thêm món xôi. Ảnh: Đức Anh
Trong khi học sinh đang chuẩn bị vệ sinh cá nhân thì giáo viên của trường đã chuẩn bị bữa sáng cho các em. Món ăn yêu thích nhất của học sinh người Mông là mì tôm với cơm trắng. Thỉnh thoảng thực đơn sẽ có thêm món xôi. Ảnh: Đức Anh

8 học sinh người mông học bán trú trường Mai Sơn, Tương Dương. Ảnh: Đức Anh
Sau một thời gian ngắn xuống nhập học, giáo viên trong trường đã có thể vui mừng bởi các em thích nghi nhanh và có ý thức học tập. Cuối tuần theo lịch, các em sẽ được người nhà đón về, tuy nhiên nhiều em trong số này sẽ ở lại trường vì đa phần bố mẹ các em đều đi làm ăn xa, ở tận các tỉnh miền Nam. Ảnh: Đức Anh
8 học sinh người mông học bán trú trường Mai Sơn, Tương Dương. Ảnh: Đức Anh
Ở chung một thời gian, các em đã xem nhau như người thân trong gia đình. Ảnh: Đức Anh
Trong 2 năm trở lại đây mô hình trường tiểu học bán trú đang được triển khai thí điểm tại nhiều huyện miền núi cao của Nghệ An. Mặc dù vậy, bước đầu mô hình chỉ mới được thực hiện bằng chính tấm lòng của các thầy cô giáo và hoàn toàn tự nguyện. Ảnh: Đức Anh
Trong 2 năm trở lại đây mô hình trường tiểu học bán trú đang được triển khai thí điểm tại nhiều huyện miền núi cao của Nghệ An. Mặc dù vậy, bước đầu mô hình chỉ mới được thực hiện bằng chính tấm lòng của các thầy cô giáo và hoàn toàn tự nguyện.  Ảnh: Đức Anh
8 học sinh người mông học bán trú trường Mai Sơn, Tương Dương. Ảnh: Đức Anh
Việc triển khai mô hình sẽ tạo điều kiện để những học sinh vùng sâu, vùng xa được thụ hưởng đầy đủ các chương trình và hoạt động dạy học trong chương trình tiểu học, đặc biệt là các môn đặc thù như Tiếng Anh, Tin học và các môn năng khiếu. Mô hình này cũng sẽ được đưa vào quy hoạch trong giai đoạn tới để xây dựng các trường tiểu học bán trú trên toàn tỉnh.  Ảnh: Đức Anh

Tin mới