Hậu quả khôn lường của việc thường xuyên nhịn tiểu

Đôi khi 'tiếng gọi tự nhiên' xuất hiện không đúng lúc nên bạn buộc phải 'để dành' chúng trong bàng quang của mình; tuy nhiên, nếu thói quen này duy trì lâu dài, bạn sẽ gặp nhiều rắc rối.

Bàng quang bình thường chỉ chứa được dung tích khoảng 250-350 ml. Vượt quá con số đó, bàng quang sẽ căng giãn, cảm giác rất buồn tiểu. Quá 600ml thì đau tức không chịu nổi. Lúc này, cơ thể sẽ có biểu hiện đái dầm. Nhưng với người không thể đào thải được thì khả năng vỡ bàng quang sẽ rất cao, nguy hiểm cho tính mạng.

Càng giữ nước tiểu, càng có nhiều tai hại. Khi cần đi tiểu, bộ não chúng ta sẽ phát ra tín hiệu. Trung bình 1 ngày cần đi tiểu 6-7 lần. Đôi khi, do không ở gần nhà vệ sinh hoặc quá bận rộn khiến bạn phải nhịn tiểu, điều này không xấu nhưng một khi trở thành thói quen sẽ gây ra rất nhiều vấn đề, và một trong số chúng khá nghiêm trọng.

1. Mất khả năng giữ nước tiểu và tiểu không tự chủ

Bàng quang chúng ta thực chất là các khối cơ. Khi nó hoạt động quá mức (khoảng 470ml với người lớn và 120ml với trẻ em) có thể ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh như sàn chậu - nơi giúp chúng ta giữ nước tiểu. Nếu hoạt động các cơ này bị ảnh hưởng sẽ gây ra hiện tượng tiểu không tự chủ.

Bác sĩ y khoa Lauren Streicher M.D. nói với Redbook, khi bàng quang quá đầy thì điều xảy ra tiếp theo là bạn không kịp đến nhà vệ sinh và bị tiểu trong quần. Điều này ắt hẳn gây xấu hổ và tồi tệ cho phần lớn mọi người. Do vậy, dù có bận rộn đến đâu, bạn cũng đừng nhịn tiểu.

 

2. Cơ bàng quang bị kéo giãn hoặc siết chặt

Bác sĩ Chamandeep Bali, bác sĩ trị liệu tự nhiên tại phòng khám Naturopathic Toronto cho rằng, một khi nhịn tiểu quá lâu, bàng quang chúng ta sẽ bị kéo căng. Khi bị dãn quá mức, não có thể mất khả năng nhận biết tín hiệu từ bàng quang gửi đi để báo hiệu đã đến lúc chúng ta cần đứng lên đi tiểu rồi.

Nhiều chuyên gia giải thích, nhịn tiểu không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn làm các cơ bị siết chặt. Nhiều người đã bị mắc bệnh đau bụng dưới do cơ bàng quang kéo dãi liên tục trong thời gian dài

3. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và hơn thế nữa

Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu, sau đó gây ra các triệu chứng như bỏng rát, đi tiểu thường xuyên, đau vùng chậu...Khoảng một nửa phụ nữ đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.

Tiến sĩ Mark Gordon, một chuyên gia tiết niệu khác tại Bệnh viện Y Suncoast bang Florida (Mỹ) nói rằng, phụ nữ thường có xu hướng nhịn tiểu nhiều hơn nam giới do ngại hoặc do sợ dùng chung nhà vệ sinh công cộng.

Do đó, nữ giới nên cố gắng đi tiểu từ 8-10 lần. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phải là điều duy nhất có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu. Các tình trạng nguy hại khác có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng vùng phụ cận như thận, sốt, đau, chuột rút, và nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, người bị huyết áp cao nếu nhịn tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, làm huyết áp tăng, nhịp tim cao, lượng oxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim.

 

4. Sỏi thận và suy thận

Hiệp hội Thận và Tiết niệu cho biết, bàng quang chúng ta kết nói với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận. Nếu nước tiểu trào ngược lại các ống nối với thận, nó sẽ gây nhiễm trùng cho thận. Ngoài ra, nhịn tiểu lâu ngày sẽ làm các mô đàn hồi hư hỏng, về sau có thể gây tổn thương đến thận.

5. Giảm ham muốn và gây vô sinh

Với nam giới, thói quen nhịn tiểu gây ức chế thần kinh, làm rối loạn chức năng cương dương và xuất tinh sớm. Với nữ giới, nhịn tiểu gây ức chế lên phần xương chậu, cổ tử cung, khiến việc yêu trở nên đau đớn. Nguy hiểm hơn là gây vô sinh do bàng quang phình to và chèn ép lên cổ tử cung, khiến tử cung khó về vị trí cũ.

Như vậy, dù bất cứ lý do gì thì nhịn tiểu cũng là một thói quen xấu và gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Dù bận đến mấy chúng ta cũng nên đi tiểu ngay khi não bộ phát ra tín hiệu. Không nên uống nhiều nước và buổi tối và ăn mặn. Hạn chế đồ uống có gas, đồ uống có cồn và caffeine./.

Theo VTC

TIN LIÊN QUAN

Tin mới