Hiện trường vụ sập hầm khiến 3 người dân mót thiếc tử nạn ở Nghệ An

(Baonghean.vn)- Lâu nay, nhiều người dân xã Châu Hồng (Quỳ Hợp, Nghệ An) xem việc vào các hầm lò cũ để mót thiếc như một nghề mưu sinh bất chấp hiểm nguy luôn rình rập.
Tình trạng một số người dân xã Châu Hồng mót quặng thiếc trên núi Lan Toong đã có từ khá lâu. Trong ảnh là một người dân chở quặng thiếc từ trên núi xuống dịp tháng 10/2018. Ảnh: Đào Tuấn
Đã từ lâu, một số người dân xã Châu Hồng (Quỳ Hợp) xem việc vào các hầm lò cũ để mót thiếc như một nghề mưu sinh. Trong đó có khu vực núi Lan Toong. Trong ảnh là một người dân chở quặng thiếc từ trên núi xuống dịp tháng 10/2018. Ảnh: Đào Tuấn
Ở khu vực này có rất nhiều hầm mỏ cũ. Người dân lợi dụng vào khai thác lén lút kiểu thổ phỉ. Ảnh: Nhật Lân.
Ở khu vực này có rất nhiều hầm mỏ cũ. Người dân lợi dụng vào khai thác lén lút kiểu thổ phỉ. Ảnh: Nhật Lân.
Vào chiều 13/3/2019, khi nhóm người dân đang mót quặng ở núi Lan Toong thì bất ngờ hầm bị sập khiến anh Lương Văn Tuấn (SN 1977), chị Lương Thị Hảo (SN 1982) và chị Sầm Thị Hải (SN 1987), trú ở xóm Bản Chảo, xã Châu Hồng tử vong. Ảnh: Huy Nhâm
Vào chiều 13/3/2019, khi nhóm người dân đang mót quặng ở núi Lan Toong thì bất ngờ hầm bị sập khiến anh Lương Văn Tuấn (SN 1977), chị Lương Thị Hảo (SN 1982) và chị Sầm Thị Hải (SN 1987), trú ở xóm Bản Chảo, xã Châu Hồng tử vong. Ảnh: Huy Nhâm

Máy xúc và các lực lượng tập trung mở miệng hầm để tìm đến vị trí sự cố. Ảnh: Huy Nhâm
Khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng phải huy động máy xúc mở miệng hầm để tìm đến vị trí sự cố, giải cứu nạn nhân. Ảnh: Huy Nhâm
Sau khi miệng hầm được mở, lực lượng ứng cứu vào hầm để tìm cách đưa thi thể nạn nhân ra khỏi hầm. Ảnh: Huy Nhâm
Sau khi miệng hầm được mở, lực lượng ứng cứu vào hầm để tìm cách đưa thi thể nạn nhân ra khỏi hầm. Ảnh: Huy Nhâm
 
Đưa thi thể nạn nhân ra khỏi hầm. Ảnh: Huy Nhâm
Đưa thi thể nạn nhân ra khỏi hầm. Ảnh: Huy Nhâm
 
Tổ chức đưa thi thể những người xấu số về với gia đình ngay trong tối  ngày 13/3/2019. Ảnh: Huy Nhâm
Tổ chức đưa thi thể những người xấu số về với gia đình ngay trong tối 13/3/2019. Ảnh: Huy Nhâm
 
Xóm Bản Chảo, nơi có các gia đình của nạn nhân nằm gần cầu Châu Hồng 2, trên trục được quốc lộ 48D. Ảnh: Nhật Lân
Xóm Bản Chảo, nơi có các gia đình của nạn nhân nằm gần cầu Châu Hồng 2, trên quốc lộ 48D. Trong xóm có rất nhiều người vẫn thường đi mót quặng. Ảnh: Nhật Lân

Trong đêm 13/3/2019, xóm Bản Chảo phải tập trung làm hậu sự cho những người bị nạn tử vong. Ảnh: Huy Nhâm
Trong đêm 13/3/2019, xóm Bản Chảo phải tập trung lo hậu sự cho những  nạn nhân xấu số. Ảnh: Huy Nhâm

Không khí tang thương bao trùm xóm Bản Chảu trong ngày 14/3/2019, khi cùng lúc tổ chức tang lễ cho 3 nạn nhân. Ảnh: Nhật Lân
Không khí tang thương bao trùm xóm Bản Chảo trong ngày 14/3/2019, khi cùng lúc tổ chức tang lễ cho 3 nạn nhân. Ảnh: Nhật Lân
 
Điều đáng phải lo lắng cần cảnh báo là một số người dân Châu Hồng xem việc mót quặng như là sinh kế, và vụ việc sập hầm dẫn đến chết người trong ngày 13/3/2019 không phải là lần đầu tiên. Trong khi đó trên núi Lan Toong, có rất nhiều những hầm lò cũ dù đã bịt cửa nhưng họ vẫn khai mở lối vào để mót quặng. Trong ảnh là lối vào của những nạn nhân mót quặng bị tử vong trong ngày 13/3/2019. Đây là cửa hầm khai thác quặng của doanh nghiệp Tuấn Hùng, đã đóng cửa từ lâu nhưng người dân đã tự ý khai mở để mót quặng. Ảnh: Nhật Lân
Điều đáng lo lắng, cần cảnh báo là vụ sập hầm, chết người trong ngày 13/3/2019 không phải là vụ việc đầu tiên, nhưng một số người dân Châu Hồng vẫn đang xem việc mót quặng như là sinh kế. Trong khi đó trên núi Lan Toong, có rất nhiều những hầm lò cũ. Dù cửa hầm đã bị lấp nhưng người dân vẫn khai mở lối vào để mót quặng. Trong ảnh là lối vào của những nạn nhân mót quặng bị tử vong trong ngày 13/3/2019. Đây là cửa hầm khai thác quặng của doanh nghiệp Tuấn Hùng, đã đóng cửa từ lâu nhưng người dân tự ý khai mở để mót quặng. Ảnh: Nhật Lân
 
Trước khi sự việc đau lòng trên xảy ra, tại khu vực hầm mỏ cũ ở núi Lan Toong, việc mót quặng, khai quặng thổ phỉ vẫn tái diễn. Người dân còn dùng cả xe công nông lên núi chở quặng về. Trong ảnh, xe công nông chở quặng trên núi Lan Toong do Báo Nghệ An chụp vào tháng 10/2018. Ảnh: Nhật Lân
Trước khi sự việc đau lòng trên xảy ra, tại khu vực hầm mỏ cũ ở núi Lan Toong, việc mót quặng, khai quặng thổ phỉ vẫn tái diễn. Người dân còn dùng cả xe công nông lên núi chở quặng về. Trong ảnh, xe công nông chở quặng trên núi Lan Toong do Báo Nghệ An chụp vào tháng 10/2018. Ảnh: Nhật Lân

Tin mới