Hình ảnh mới của lực lượng Kiểm ngư

Đó là chia sẻ của Cục trưởng Cục Kiểm ngư Lưu Văn Huy (ảnh), trong cuộc trò chuyện đầu xuân 2016 .
Cục trưởng cục kiểm ngư Lưu Văn Huy
Cục trưởng cục kiểm ngư Lưu Văn Huy

Cục Kiểm ngư đã tập trung ưu tiên hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy từ Cục xuống các Chi cục, Chi đội, Trạm Kiểm ngư. Cục đã cùng các bộ, ngành liên quan tiến hành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho lực lượng Kiểm ngư hoạt động. Cục chỉ đạo các Chi cục Kiểm ngư vùng tổ chức nhiều đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản trên các vùng biển; điều động hàng trăm lượt tàu kiểm ngư tham gia hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản; phát hiện và ngăn chặn, xua đuổi hàng trăm tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép ra khỏi vùng biển Việt Nam; cùng các lực lượng chức năng tuyên truyền cho hàng nghìn lượt tàu cá và ngư dân Việt Nam về Luật Thủy sản và các quy định khi khai thác thủy sản trên biển.

Ngoài ra, Kiểm ngư đã nỗ lực tham mưu cho tổ công tác liên ngành triển khai có hiệu quả chỉ thị của Thủ tướng về một số giải pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ. Tham mưu cho Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan hoạt động nghề cá thông qua đường ngoại giao, thiết lập đường dây nóng với Trung Quốc, Philippines và tiếp tục đàm phán với Thái Lan, Campuchia, Brunei… Đồng thời, cùng Cục Lãnh sự, Cục Tác chiến, UBND các tỉnh phối hợp xử lý hàng trăm vụ việc phát sinh trên biển giữa Việt Nam và các nước.

Theo ông, Kiểm ngư hiện nay gặp những khó khăn gì trong quá trình hoạt động?
Khó khăn lớn nhất của Kiểm ngư hiện nay là lực lượng còn mỏng, đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện còn thiếu. Trong khi đó, tình hình trên biển nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Trung Quốc tổ chức nhiều lượt bắn đạn thật trên biển và ban hành trái phép lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam; Indonesia siết chặt quản lý nghề cá; Hải quân Hoàng gia Thái Lan tăng cường kiểm tra tại các vùng nước giáp ranh; Campuchia xử lý rất mạnh đối với tàu cá Việt Nam vi phạm… gây áp lực đối với ngư dân Việt Nam hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển, đòi hỏi các lực lượng thực thi pháp luật trên biển phải bám sát, xử lý nhanh các vấn đề phát sinh.
cục kiểm ngư
  
Lực lượng Kiểm ngư luôn sẵn sàng trước mọi tình huống để hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân khi họ gặp khó khăn - Ảnh: CTV
Lực lượng Kiểm ngư luôn sẵn sàng trước mọi tình huống để hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân khi họ gặp khó khăn - Ảnh: CTV
Đảm bảo an toàn cho ngư dân khi khai thác trên biển luôn là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết; song đây là vấn đề nhiều nan giải, Cục Kiểm ngư gỡ khó thế nào?
Ngư dân đi khai thác thủy sản trên biển thường xuyên gặp rủi ro do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Vì vậy, lực lượng tìm kiếm cứu nạn luôn sẵn sàng tham gia mọi tình huống để hỗ trợ, cứu giúp ngư dân. Cục Kiểm ngư tổ chức trực ban thông tin 24/24h, sẵn sàng điều động phương tiện và nhân lực tham gia ứng cứu khi ngư dân gặp sự cố trên biển.
Thời gian tới, Cục sẽ tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn xử phạt đối với các chủ tàu, thuyền trưởng đưa tàu đi khai thác hải sản trái phép ở các nước; cùng các bộ, ngành và địa phương lập danh sách công bố các tàu vi phạm, tuyên truyền phố biến quy định pháp luật về thủy sản của các nước; đề nghị điều tra, khởi tố các đối tượng môi giới đưa tàu đi khai thác hải sản trái phép.
Nhiều ngư dân mong muốn khi tham gia khai thác trên biển sẽ có những cuốn sổ tay hỗ trợ hoạt động. Cục Kiểm ngư sẽ hỗ trợ thế nào cho ngư dân trong hoạt động này?
Cục Kiểm ngư đang tham gia tuyên truyền, hỗ trợ ngư dân thông qua cuốn sổ tay hỗ trợ hoạt động khai thác, tài liệu phát cho ngư dân, trang bị cho ngư dân biết các vùng, tuyến được khai thác, không vi phạm chủ quyền nước khác, không vi phạm vùng cấm, nghề cấm. Việc này đã được làm từ những năm trước. Năm tới, Cục tiếp tục có hàng vạn tờ rơi, sổ tay về việc này; ngư dân cần đọc, nghiên cứu, tìm hiểu để được trao đổi sâu rộng hơn; tiếp tục tuyên truyền theo đúng quy định pháp luật thủy sản và biết thông tin ngư trường. Tổng cục Thủy sản cùng Viện Nghiên cứu Hải sản sắp có thông báo về trữ lượng nguồn lợi, dự báo ngư trường, giúp ngư dân khai thác hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ chủ quyền đất nước.
Nhiệm vụ của Kiểm ngư trong năm 2016 và nhiệm vụ nào được ưu tiên, thưa ông?
Năm 2016, Cục xác định là "Năm nâng cao năng lực cho hoạt động kiểm ngư", trong đó tập trung xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bổ sung cán bộ đủ năng lực, phẩm chất chính trị; bổ sung trang thiết bị phương tiện cho hoạt động tuần tra, kiểm soát. Một số nhiệm vụ cụ thể: tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ giỏi chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ. Cục mong muốn các cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cơ chế tuyển dụng, đề xuất ban hành chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước để kịp thời tuyển bổ sung cán bộ Kiểm ngư viên có đủ sức khỏe đi biển, có kỹ năng xử lý vi phạm hành chính, ứng phó tình huống bất ngờ trên biển.
Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; đóng mới, sửa chữa, bổ sung để sớm đưa các tàu Kiểm ngư vào hoạt động, tăng cường phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan một cách sâu rộng, hiệu quả hơn, bám sát nội dung Quy chế phối hợp đã được ký kết; tăng cường sự hiện diện của tàu thực thi pháp luật trên biển, làm chỗ dựa cho ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển; kịp thời hỗ trợ ngư dân khi gặp tình huống bất trắc trên biển...
Theo Thủy sản Việt Nam
TIN LIÊN QUAN

Tin mới