Học sinh hào hứng với đề lịch sử bàn về đại đoàn kết dân tộc

(Baonghean.vn) - Sáng ngày 4/7, ngày thi cuối cùng của kỳ thi THPT quốc gia, số thi lượng thí sinh đã giảm bớt rất nhiều so với những ngày trước. Nhiều điểm thi vắng bóng thí sinh. Giao thông trong sáng nay cũng thông thoáng hơn nhiều.

Tại điểm thi Trường THPT VTC, thí sinh Lê Đình Tính, TrườngTHPT Nguyễn Cảnh Chân, Thanh Chương khá hào hứng cho biết: Đề thi năm nay bám sát với chương trình lịch sử lớp 12 thế nên bọn em không gặp khó khăn lắm. Em làm bài được gần 80%, hi vọng sẽ có một điểm số tốt để xét tuyển vào khối C.

Thí sinh Lê Đình Tính hào hứng với bài thi lịch sử
Thí sinh Lê Đình Tính hào hứng với bài thi lịch sử

Đề thi lịch sử gồm 4 câu. Trong đó, phần lịch sử trong nước đề cập đến phong trào cách mạng theo khuynh hướng tư sản và vô sản đầu thế kỷ 20.

Một câu khác, bàn về  Chiến dịch Đông Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, ảnh hưởng của các chiến dịch này đối với  cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

Phần lịch sử nước ngoài nói về cuộc cách mạng Khoa học công nghệ của thế kỷ 20.

Về phần liên hệ, thí sinh Lê Đình Tĩnh cho biết: Em khá hào hứng bởi nói về vấn đề đại đoàn kết dân tộc và phần nói về “Thế hệ trẻ hôm nay phải bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc”. Em nghĩ, thời  điểm nào thì đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của dân tộc và chúng ta phải phát huy sức mạnh dân tộc để bảo vệ và xây dựng đất nước.

2 trong 4 thí sinh của điểm thi Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Nghi Lộc anh nhé.
2 trong 4 thí sinh dự thi môn lịch sử ở điểm thi Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Nghi Lộc

Em Đỗ Như Ngọc, một thí sinh quân đội đi thi cho biết: Em rất thích đề này, đề hay, có tính phân loại học sinh cao, đúng theo tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra “trong văn có sử, trong sử có văn", không quá nặng nề các số liệu và kiến thực học thuộc mà đòi hỏi học sinh phải tư duy, am hiểu được bản chất của các vấn đề, sự kiện lịch sử.

Nhận xét về đề thi cô giáo Hứa Hoa Mai, Giáo viên Lịch sử, Trường THPT Lê Viết Thuật, Thành phố Vinh cho biết: Đề thi năm nay bám kiến thức, chương trình trong sách giáo khoa, trải rộng kiến thức trong suốt chương trình đòi hỏi thí sinh phải nắm vững chương trình, chứ không phải 1 vấn đề, không học tủ.

Bên cạnh đó, đề đi theo hướng phân tích khái quát, không yêu cầu học sinh thuộc quá nhiều sự kiện, có tính liên hệ thực tiễn, phát huy được ý kiến cá nhân và có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ.

Tôi cũng đánh giá đây là một đề hay, phân loại được học sinh. Nếu học sinh trung bình có thể 5 – 6 điểm, khá có thể có 7 -8 điểm. Tuy nhiên muốn điểm cao, thí sinh phải có khả năng phân tích sự kiện, khái quát và phải có cách viết, cách trình bày, lập luận khoa học.

Buổi sáng thi môn Lịch Sử, điểm thi của Nghệ An vắng 85 thí sinh

NPV

TIN LIÊN QUAN

Tin mới